Wifi đã trở thành một tiện ích không thể thiếu trên các đoàn tàu cao tốc tại nhiều nước phát triển. Ảnh minh hoạ. |
Trước đó, VNR đã thực hiện thí điểm lắp wifi trên một số đoàn tàu SE từ năm 2015 và được phản hồi tích cực từ phía hành khách dù có không ít khó khăn về mặt công nghệ.
Hiện VNR đang đàm phán với Mobifone và Viettel khảo sát, nghiên cứu để triển khai, sau đó sẽ đấu thầu đơn vị để lắp đặt trên tất cả đoàn tàu khách Bắc-Nam trong năm 2019.
Do địa hình tuyến đường sắt Bắc – Nam có nhiều cung chặng, lên và xuống tại nhiều điểm, chưa kể, có hành trình chậm một số điểm vì phụ thuộc vào việc xử lý sự cố đường sắt, nhiều lúc đi trong hầm, sườn núi... nên sóng sẽ có khả năng bị ảnh hưởng, do đó không quá cầu toàn 100% phủ sóng mà sẽ có vùng lõm. VNR sẽ phối hợp với các đội tác cải tiến công nghệ để xử lý vấn đề này một cách tốt nhất.
Cùng đó, VNR tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý để chi phí vận tải thấp nhất. Đáng chú ý, từ năm 2018, ngành đường sắt lần đầu tiên điều chỉnh giờ tàu từ ga xuất phát, thông báo trước cho hành khách trước 6 tiếng từ ga xuất phát, không cho tàu đi vào tâm bão sẽ giảm các chi phí phục vụ, tránh lỗ.
VNR đang yêu cầu Cty FPT tích hợp hệ thống bán vé để phân loại khách từng cung chặng, từng mác tàu, giờ đến đi tại ga đưa vào mỗi nhóm riêng biệt, để khi có sự cố tàu về chậm thì chỉ cần nhắn tin đến số điện thoại đến hàng khách.
Được biết, VNR định hướng phát triển thời gian tới, không chạy theo phục vụ số lượng khách mà nâng cao chất lượng phục vụ; thay đổi đầu tư theo hướng tập trung vào nâng cao năng lực vận tải; thay vì tập trung vào khai thác tàu khách đường dài sang các tuyến trung bình hiệu quả cao…
Năm 2019, VNR đặt mục tiêu sản lượng vận chuyển tăng 8% so với năm 2018, doanh thu tăng từ 7%. Các chủng loại đầu máy, toa xe lạc hậu kỹ thuật, công suất nhỏ (100 đầu máy mới, 150 toa xe khách, 300 toa xe vận chuyển container và 500 toa xe có tốc độ chạy dưới 60km/giờ) sẽ dần được thay thế với tổng kinh phí 4.700 tỷ đồng.
Ý kiến bạn đọc...