“Sếp DNNN lương hàng tỷ đồng không quan trọng bằng làm ra bao nhiêu tiền”
15:52 | 22/11/2018
DNTH: Chuyên gia Nguyễn Đình Cung cho rằng, việc lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước được trả lương 1-1,5 tỷ đồng không phải vấn đề mà quan trọng là họ đã làm ra bao nhiêu tiền. Do đó, cần phải có cơ chế để doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc thị trường.

TS Nguyễn Đình Cung
DNNN vẫn chưa thể hoạt động theo thị trường
Tại Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước diễn ra sáng ngày 21/11, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra rằng việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước có nhiều tồn tại không theo cơ chế thị trường.
Đáng lưu ý, ông Cung cho rằng, DNNN không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh mà bị quản lý một cách rất gò bó, ràng buộc, không thể hoạt động theo thị trường. Một trong những biểu hiện rõ nhất là các doanh nghiệp không được tuyển dụng, sử dụng, trả lương cho cán bộ, người lao động theo nguyên tắc thị trường.
“Nếu một cá nhân mà được trả lương 1-1,5 tỷ đồng/năm thì đã xôn xao lên. Tuy nhiên, vấn đề không phải là họ nhận được bao nhiêu tiền mà họ làm ra bao nhiêu và cần phải có cơ chế để doanh nghiệp được hoạt động theo nguyên tắc thị trường”, ông nói.
Một trong những vấn đề nữa được ông Cung đề cập là một số nguyên tắc hoạt động theo cơ chế thị trường khác như việc công khai minh bạch thông tin còn kém.
“Thời gian qua, ngay cả những nguyên tắc rất đơn giản Chính phủ yêu cầu làm, làm rất dễ, không tốn kém chi phí gì cả mà vẫn mang lại những hiệu quả cải thiện quản trị nhất định, như công khai thông tin, nhưng các DNNN vẫn không làm, hoặc làm rất chậm”, ông nói và cho rằng đây thuộc về vấn đề ý thức của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hiện chủ sở hữu là Nhà nước đang giao cho những người quản lý và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) những chỉ tiêu rất thấp, trong khi đáng lẽ chủ sở hữu không thể chấp nhận một tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất đi vay.
Trước thực tế này, ông đề nghị Chính phủ, Thủ tướng giao các tập đoàn và tổng công ty nhà nước những nhiệm vụ và chỉ tiêu đủ cao, để chỉ những người nỗ lực tối đa mới có thể hoàn thành nhiệm vụ đó thay vì giao những nhiệm vụ bất cứ ai cũng có thể hoàn thành. Như vậy, sẽ gây áp lực cho các chủ sở hữu về việc chọn đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận 20-30% hơn là bất cứ doanh nghiệp nào.
“Chúng ta với tư cách chủ sở hữu không thể chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất cho vay, mà ít nhất phải cao hơn gấp 2 lần. Điều này sẽ gây áp lực lựa chọn đầu tư, tập trung vào những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, không làm ăn tràn lan”, ông nhấn mạnh.
Vị chuyên gia dẫn chứng, đứng chót trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới có doanh thu 2017 là 24 tỷ USD, nhưng còn 3 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam là Viettel, PVN, EVN mới có doanh thu khoảng 11 tỷ USD. Do đó, Chính phủ cần tập trung vào doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì vài năm nữa có một vài doanh nghiệp xếp hạng trong top 500 thế giới.
DNNN chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt
Phát biểu khai mạc hội nghị trước đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh quan điểm về DNNN: “Chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, các địa bàn quan trọng, liên quan tới quốc phòng, an ninh, các lĩnh vực thiết yếu mà tư nhân không làm, không muốn làm và thoái vốn tại các DNNN đang làm ăn hiệu quả”.
Về tình hình chung, Phó Thủ tướng đánh giá, DNNN vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức cần tập trung xử lý, giải quyết sớm: Từ những bất cập trong cơ chế, chính sách định giá quyền sử dụng đất trong xác định giá trị doanh nghiệp đến lựa chọn nhà đầu tư; từ hiệu quả sản xuất kinh doanh đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và CMCN 4.0; từ tình trạng thất thoát, tham nhũng đến công tác cán bộ…
Theo Phó Thủ tướng, về tổ chức thực hiện là khâu yếu nhất, trực tiếp liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp và các bộ ngành, địa phương. Thực tế cho thấy, cùng một chủ trương, cơ chế, chính sách nhưng có nơi thực hiện tốt, có nơi chậm trễ, làm mãi không xong, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài. Chúng ta phải quyết tâm vượt qua tư duy cũ, quyết tâm nói không với tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; đây cũng là một nguyên nhân chính cản trở quá trình cơ cấu lại DNNN.
Phó Thủ tướng lưu ý trong bối cảnh quốc tế, trong nước với nhiều biến động khó lường, tranh chấp thương mại giữa các nước lớn, chủ nghĩa bảo hộ nổi lên, việc thực hiện các cam kết của các Hiệp định FTA thế hệ mới và tác động của CMCN 4.0… tác động nhiều mặt đến năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững, sống còn của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các DNNN nói riêng.
“Chúng ta cần bàn, đưa ra các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp hết sức cụ thể cho từng bộ, ngành và địa phương, từng tập đoàn, tổng công ty, DNNN để có nhận thức đúng đắn, giải pháp phù hợp và hành động quyết liệt, hiệu quả hơn”, Phó Thủ tướng nói.
theo dantri

DLG khởi đầu thuận lợi trong quý 1/2025
DNTH: Ngày 5/5, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLGL; HoSE: DLG) cho biết, vừa công bố Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý 1/2025.

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
DNTH: Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.

Chắp cánh khởi nghiệp xanh
DNTH: Mặc dù các DN khởi nghiệp xanh mang lại nhiều lợi ích cộng đồng, xã hội, nhưng vốn ít, non nghề… là những khó khăn khiến nhiều startup xanh đang loay hoay và mong được hỗ trợ, tháo gỡ.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TPHCM
DNTH: Tại Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TPHCM nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TPHCM.

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng
DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao
DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...