Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

15:41 | 09/01/2025

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

Xác định xây dựng nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc, huyện Sóc Sơn đã nghiêm túc và chủ động bám sát quy định, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2025.

Theo đó, đến hết năm 2024, huyện đã hoàn thành xây dựng 7 xã NTM nâng cao, 8 xã NTM kiểu mẫu, tăng thêm 4 xã NTM nâng cao, 5 xã NTM kiểu mẫu so với chỉ tiêu Chương trình số 04 của Thành ủy giao. Kinh tế - xã hội toàn huyện tiếp tục duy trì phát triển và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, hoàn thành 20/20 chỉ tiêu, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc 1
Xây dựng nông thôn mới ở Sóc Sơn có nhiều khởi sắc.

Phát triển kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng được duy trì ổn định. Tổng giá trị sản xuất (GO) trên địa bàn đạt 24.021 tỷ đồng tăng 9,01% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng có tổng giá trị sản xuất ước đạt 14.041 tỷ đồng, tăng 8,66% so với năm trước. Huyện đã tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn. Công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án CCN được quan tâm thực hiện, đặc biệt là CCN Xuân Thu có chuyển biến tích cực; hoàn thành GPMB cụm CN2, tập trung tháo gỡ CCN vừa và nhỏ Mai Đình, CCN Xuân Thu. Các dự án đầu tư công được khẩn trương triển khai đảm bảo tiến độ, nhất là các dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Kinh tế tập thể tiếp tục được quan tâm hỗ trợ, phát triển. Trong năm có 22 hợp tác xã và 2.248 hộ kinh doanh được thành lập mới (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023); 05 hộ kinh doanh được chuyển đổi thành doanh nghiệp (tăng 66% so với cùng kỳ năm 2023). Cơ sở dữ liệu về hợp tác xã, hộ kinh doanh từng bước được chuẩn xác. Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, nhất là đối với ngành du lịch và dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, vận tải... Huyện cũng thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường, đảm bảo hàng hóa phục vụ Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán và các ngày nghỉ Lễ, đảm bảo nguồn cung, cầu hàng hóa.

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc 2
Việc ra quân vệ sinh môi trường được đẩy mạnh và thường xuyên.

Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển và xây dựng được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung. Trong đó xuất hiện vùng trồng lúa chất lượng cao, rau an toàn, rau hữu cơ; các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuỗi liên kết…

Hiện nay, trên địa bàn huyện Sóc Sơn có 146 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP (bằng 146% chỉ tiêu cả giai đoạn 2021-2025). Các sản phẩm OCOP của huyện đã khẳng định được uy tín, chất lượng, thương hiệu sản phẩm với thị trường, có nhiều hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm được ký kết; bao bì, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được các chủ thể coi trọng, sản phẩm thực sự đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Thời gian qua, huyện đã tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm sinh vật cảnh, nông nghiệp, OCOP, TTCN - làng nghề, văn hóa, lịch sử và du lịch tiêu biểu trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 70 năm thành lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (1954-2024) phục vụ nhu cầu thăm quan, mua sắm của Nhân dân với khoảng 500 tác phẩm và 40 gian hàng nông sản, OCOP, TTCN cùng khoảng hơn 1200 mặt hàng.

Từ phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn Sóc Sơn cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 76 triệu đồng. Hết năm 2024, trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch tập trung đạt 95%; số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 100%; có 93,5% thôn, làng công nhận và giữ vững danh hiệu thôn, làng văn hóa…

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc 3
Xây dựng NTM nâng cao tiếp tục có những bước tiến mới song song phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, nhờ đầu tư đầy đủ các thiết chế văn hóa, các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời, đông đảo người dân tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tại các thôn làng. Hạ tầng viễn thông được đầu tư bài bản, ứng dụng công nghệ số đi vào đời sống hàng ngày của người dân; ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường duy trì thi đua hàng tuần và ngày càng được nâng cao tại các thôn làng; an ninh, trật tự được đảm bảo.

Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, vệ sinh môi trường, trật tự xây dựng, GPMB được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Các phong trào thi đua dân vận khéo về công tác môi trường được thực hiện sâu rộng, tổ chức xây dựng tuyến đường tự quản, đường hoa, cây xanh, đường tranh bích họa tại các xã. Bằng các nguồn xã hội hóa, các thôn, xóm thuộc các xã trên địa bàn huyện đã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo giao thông, giúp người dân đi lại an toàn bất kể ngày đêm. Cùng đó, huyện còn vận động từ địa phương tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường, lan tỏa ý thức cùng chung tay vì không gian sống xanh - sạch - đẹp đến từng gia đình, từng ngõ xóm.

Triển khai có hiệu quả công tác duy tu, duy trì, đảm bảo an toàn giao thông hơn 300km các tuyến đường chính do huyện quản lý. Tổ chức thành công lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường Nút giao Bắc Phú đi cầu Xuân Cẩm; đưa dự án xây dựng vườn hoa X1 vào sử dụng giai đoạn đầu; hoàn thành rà soát, cắm biển tổ chức giao thông các tuyến đường chính trên địa bàn.

Bộ mặt nông thôn Sóc Sơn được ghi nhận có nhiều khởi sắc, trở nên khang trang “sáng - xanh - sạch - đẹp”, “nhà có số, phố có tên”. Kinh tế - xã hội chuyển mình mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Tiếp nối những bước tiến lớn trong quá trình xây dựng NTM năm 2024, huyện Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí huyện nông thôn mới song song với hoàn thiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, quyết tâm dồn toàn lực để về đích NTM nâng cao vào năm 2025. Theo đó, huyện sẽ tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông có tính liên kết vùng, quy hoạch thoát nước, xử lý nước thải hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và các khu du lịch, dịch vụ, kết nối với hệ thống giao thông vùng, quốc gia.

Công khai các Đề án, các quy hoạch phát triển của huyện, đẩy mạnh quảng bá thu hút đầu tư vào huyện, nhất là lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; các dự án vui chơi, giải trí… Triển khai quyết liệt các dự án vốn đầu tư công. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoàn thành giải phóng mặt bằng các dự án: Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn; Cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu; Trường đua ngựa ... Mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp vào các khu, cụm công nghiệp của huyện: Cụm công nghiệp CN2; CN3, CCN vừa và nhỏ Mai Đình...

Thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mở rộng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa; ứng dụng công nghệ cao... Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn mới, nhất là tiêu chuẩn xanh. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; chủ động thực hiện tốt phương án phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu.

Tăng cường quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng và đô thị; hoàn thành đồ án quy hoạch vùng huyện và các đồ án quy hoạch chi tiết; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống người dân; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công; nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đảm bảo quốc phòng, quân sự địa phương và an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

TP HCM: Tạo không gian xanh từ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp xanh

DNTH: TPHCM tập trung tư vấn và hỗ trợ cho hơn 100 doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp

XEM THÊM TIN