Sớm cấp lại đất cho di tích chùa Vàng

21:00 | 05/03/2022

DNTH: Liên quan đến vụ xâm phạm di tích quốc gia chùa Vàng, việc thành phố Hà Nội thu hồi quyết định cấp đất cho cơ sở tôn giáo, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chùa Vàng (Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội) để sau đó cấp lại như thế nào cần được thực hiện khẩn trương.

anh-1-bai-chinh
Khu vực II di tích chùa Vàng bị phá tường bao.

Chờ xử lý hành vi đập tường chùa

Nguồn cơn sự việc bắt đầu từ sai phạm của một số người trong Tiểu ban quản lý di tích thôn Vàng khi tự ý chặt cây, phá tường chùa Vàng. Vụ việc này đã được Báo Đại Đoàn Kết và nhiều cơ quan báo chí khác phản ánh. Phòng Văn hóa Thông tin huyện Gia lâm, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội cũng đã có các văn bản khẳng định sai phạm này. Từ sự việc này, thay vì xử lý sai phạm thì UBND huyện Gia Lâm lại có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị lên thành phố Hà Nội thu hồi quyết định cấp đất cho cơ sở tôn giáo chùa Vàng.

Và ngày 25/11/2021, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 4994/QĐ-UBND với nội dung thu hồi Quyết định số 7331/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội có nội dung cấp đất cho cơ sở tôn giáo, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chùa Vàng số CU341941 ngày 22/1/2020. Sau khi thu hồi sẽ cắt đi khu vực 2 di tích và làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chùa Vàng.

Về quá trình xử lý, ngày 31/12/2021, UBND huyện Gia Lâm cũng đã có văn bản gửi UBND xã Cổ Bi yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức cá nhân trước ngày 20/1/2022.

Ông Nguyễn Huy Long (85 tuổi) - Phó ban quản lý di tích đình chùa Vàng cho biết: “quan điểm của tôi là làm gì tới khu vực II di tích cũng phải xin phép xã, huyện, thành phố. Còn việc tự ý chặt cây, phá tường là sai”. Còn trao đổi về vấn đề này với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch UBND xã Cổ Bi nói: “trước khi các bác lãnh đạo thôn và cũng là thành viên ban quản lý di tích phá tường để mở rộng đường, với mục đích tạo đường thông thoáng, phát triển nông thôn mới và hạn chế tai nạn giao thông thì các bác cũng đã báo cáo ra UBND xã. Lúc đó, xã đã có ý kiến đây là vành đai 2 di tích nên các bác phải chờ xã báo cáo lên cấp có thẩm quyền cho phép mới được làm. Vành đai 2 của di tích này đã được khoanh vùng bảo vệ năm 1995 khi xếp hạng di tích. Do nóng vội nên các bác lãnh đạo thôn Vàng đã cho chặt cây, phá tường. Khi có ý kiến của người dân, xã đã cử cán bộ đến lập biên bản và yêu cầu dừng thi công. Đến nay, hiện trạng vẫn giữ nguyên. Việc họp kiểm điểm đã được tiến hành và xã đang chờ ý kiến chỉ đạo xử lý của UBND huyện”.

anh-2-bai-chinh
Cổng di tích chùa Vàng.

Cấp lại đất cho cơ sở tôn giáo

Về nội dung kiểm tra, xác định ranh giới, diện tích đất sử dụng của chùa Vàng để lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chùa Vàng theo chỉ đạo của UBND huyện Gia Lâm, ông Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch UBND xã Cổ Bi cho biết: “từ năm 1995 tức là thời điểm xếp hạng di tích quốc gia đình chùa Vàng thì không có một quyết định nào của xã, huyện chuyển đổi đất khu vực II thành đất sân chơi thể thao, đất công, nên đất đó vẫn là đất thuộc di tích”.

Ông Nguyễn Văn Phước cho biết hướng giải quyết: “sắp tới tôi sẽ tổ chức họp lấy ý kiến Nhân dân thôn Vàng. Mời tất cả người dân ra và xin ý kiến Nhân dân để tạo đồng thuận. Năm 2017, UBND huyện đã cấp riêng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đình Vàng rồi. Nay thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chùa Vàng rồi xã sẽ xin ý kiến Nhân dân nên cấp chung quyền sử dụng đất cho cả di tích đình chùa Vàng hay cấp riêng. Nếu cấp riêng thì vẫn cấp lại đất cho chùa Vàng thôi”.

Ông Nguyễn Huy Long nói: “tôi muốn cấp chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cả di tích đình chùa Vàng. Nếu cần cứ thu hồi sổ của huyện đã cấp cho đình. Vì đình cũng cần một phần của khu vực II đó khi tổ chức lễ hội”. Còn bà Vũ Thị Chín, bà Đinh Thị Cọ, bà Trần Thị Dung, bà Nguyễn Thị Toan, ông Vũ Văn Sinh thì cho rằng: đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2017, cho nên phần diện tích còn lại cấp cho chùa Vàng hợp lẽ. Còn về việc sử dụng khu vực II di tích thì năm 2016 tại một hội nghị ông Nguyễn Bá Tạo - Chủ tịch xã lúc đó đã lấy ý kiến Nhân dân. Đa số ý kiến đều cho rằng, một phần khu vực II sẽ trình cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng thêm hạng mục công trình, phần diện tích còn lại giành để tổ chức lễ hội của đình và chùa.

Đại đức Thích Thanh Tâm - Trụ trì chùa Vàng nói: “nhà chùa chỉ mong muốn sao giữa chính quyền địa phương, tiểu ban quản lý di tích và mọi người dân đồng thuận, đoàn kết. Đình, chùa là của Nhân dân thôn Vàng nên nhà chùa chỉ mong muốn mọi người cân nhắc xử lý công việc sao cho vừa có lợi chung cho tập thể, cộng đồng dân cư vừa đúng pháp luật”.

Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Hà Nội nói: “chiều 3/3 tới Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có tổ chức cuộc họp mời đại diện xã Cổ Bi, đại diện huyện Gia Lâm, đại diện chùa Vàng, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội và Thành hội Phật giáo Hà Nội tới làm việc. Nếu tôi đến dự họp, tôi sẽ phát biểu rằng: đất di tích, đất tôn giáo như thế nào thì phải trả lại đất cho di tích, cho đất tôn giáo. Tất cả đều có trong hồ sơ rồi”.

Về vấn đề đất di tích đình chùa Vàng phải cấp chung hay riêng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, luật sư Phạm Quốc Bình - Văn phòng luật sư Thiên Nam (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng: “UBND huyện Gia Lâm không sai khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đình Vàng. Theo điều 160 Luật Đất đai hiện hành, thì đất có công trình đình là đất tín ngưỡng. Theo điều 159 Luật đất đai, thì đất có công trình chùa là đất tôn giáo.

Khoản 2 Điều 27 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “trường hợp di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là một khu vực có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng người sử dụng, từng loại đất trong khu vực đó. Người sử dụng đất phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh”.

Như vậy, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng cho đình và chùa của cơ quan có thẩm quyền làm phù hợp với quy định pháp luật”.

Xem link!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

“Tự nguyện” – Thanh âm bất diệt tri ân báo chí cách mạng Việt Nam

DNTH: Tác phẩm đặc biệt mang tên 'Tự nguyện' - một trong những điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vừa qua.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025

DNTH: Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã nêu bật những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí, thành quả lao động, sáng tạo của các nhà báo –...

Người sở hữu bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo "cổ"

DNTH: Ông Huỳnh Minh Hiệp, một kỷ lục gia và nhà sưu tầm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu kho tàng vô giá: Bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo. Trong đó có nhật báo từng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều tờ có tuổi...

Khẳng định vai trò tiên phong của báo chí trong hành trình 100 năm đồng hành cùng dân tộc

DNTH: Sáng 19/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025.

Thành lũy liên hoàn, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ kinh đô Hoa Lư xưa

DNTH: Kết quả khai quật khảo cổ tường thành Dền tại tỉnh Ninh Bình vào cuối tháng 5/2025 cho thấy một hệ thống thành lũy liên hoàn, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ kinh đô Hoa Lư xưa.

Học sinh Đinh Thiện Lý lan tỏa tinh thần STEM Việt Nam tại đấu trường quốc tế

DNTH: Hai đội tuyển Robotics đến từ trường Đinh Thiện Lý (Lawrence S. Ting School, TP HCM/LSTS) - Mako Maniacs 50922T (bảng High School) và Logic Riders 27908V (bảng Middle School) - trong trang phục áo truyền thống, phất cao cờ đỏ sao vàng, vinh dự đại...

XEM THÊM TIN