Sơn La xúc tiến thương mại kết nối, tiêu thụ nông sản
08:49 | 02/04/2024
DNTH: Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp đã mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Tỉnh có tiềm năng, thế mạnh phát triển cây ăn quả
Cây ăn quả ở Sơn La có tiềm năng, thế mạnh, giá trị kinh tế cao, giúp người dân có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định cuộc sống. Từ năm 2017 đến nay, diện tích đất trồng cây ăn quả và sản lượng trái cây của tỉnh liên tục tăng cao. Đến nay, tổng diện tích cây ăn quả của Sơn La đạt gần 85.000 ha; sản lượng quả đạt 453.554 tấn, so với năm 2017, diện tích cây ăn quả tăng 91,2%, sản lượng tăng 210,5% (307.489 tấn). Một số cây ăn quả chính có giá trị hàng hóa lớn và đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, như: Nhãn ở huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu; xoài Yên Châu; na Mai Sơn; mận, bơ của huyện Mộc Châu; sơn tra của Mường La, Bắc Yên, Thuận Châu.
Trên cơ sở nghiên cứu về quá trình phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, bà Phạm Thị Hà, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, đánh giá: Sơn La được biết đến là vùng cây ăn quả mới, với nhiều loại nông sản được trồng quy mô tập trung không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn phục vụ chế biến, xuất khẩu. Năng suất, chất lượng cây trồng tăng, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Hiện nay, một số loại cây ăn quả của tỉnh có diện tích, sản lượng lớn nhất khu vực Tây Bắc, khu vực trung du và miền núi Bắc bộ, như: Cây xoài 18.918 ha, sản lượng đạt 54.274 tấn; cây nhãn 18.702 ha, sản lượng đạt 89.379 tấn; cây mận, mơ 11.507 ha, sản lượng là 62.418 tấn; cây chuối 5.350 ha sản lượng cả năm đạt 45.813 tấn; cây bơ 1.254 ha sản lượng đạt 5.532 tấn; chanh leo 1.894 ha, sản lượng đạt 18.003 tấn; sơn tra 12.642 ha, sản lượng đạt 16.006 tấn.
Ngoài ra, Sơn La đã đưa vào trồng các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, như: Chanh leo tím, bơ ghép, xoài ghép, nhãn ghép, na hoàng hậu ghép... Sơn La luôn đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa các giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có diện tích hợp lý, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường. Toàn tỉnh đã hỗ trợ ghép cải tạo vườn cây ăn quả cho gần 26.000 hộ gia đình với tổng diện tích trên 13.100 ha ghép cải tạo. Nông dân đã áp dụng kỹ thuật rải vụ, có thể cho nhãn, xoài thu hoạch dịp tết nguyên đán với giá bán gấp 6 lần chính vụ.
Để thúc đẩy việc tiêu thụ hoa quả ngay từ đầu vụ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La đã đề nghị các sở, ngành, huyện, thành phố cần sẵn sàng ngay các giải pháp phòng chống hạn; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, chuyển đổi số xúc tiến thương mại, mở rộng tiêu thụ trên các kênh thương mại điện tử, nền tảng số để quảng báo, giới thiệu, kết nối và tiêu thụ nông sản.
Đồng thời chủ động kết nối với các hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, cung cấp nguyên liệu vào các nhà máy, cơ sở chế biến; đẩy mạnh kết nối xuất khẩu…
Năm nay, sản phẩm trái cây của tỉnh Sơn La dự kiến đạt trên 391.000 tấn. Trong quý 1 năm nay, giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đã đạt trên 70 triệu USD, tăng 16,24% so với cùng kỳ.
Đồng bộ các giải pháp

Dự kiến năm 2024, sản lượng các loại quả của huyện Yên Châu đạt 74.000 tấn; phấn đấu tiêu thụ trong nước và đưa vào chế biến khoảng 68.950 tấn quả; xuất khẩu quả tươi đạt 5.050 tấn, trong đó, xoài 2.200 tấn, nhãn 350 tấn, chuối 2.000 tấn sang các nước: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ, Anh...
Ông Lù Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, cho biết: Huyện chỉ đạo các phòng chức năng tăng cường giám sát quá trình chăm sóc theo tiêu chuẩn đối với diện tích cây ăn quả; đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng đối với nông sản chủ lực, xoài, mận hậu, nhãn, chuối. Đảm bảo tiêu thụ hết sản lượng trái cây cho nhân dân, ngay từ đầu năm, huyện đã giao các cơ quan chuyên môn, UBND các xã làm việc với các HTX, các doanh nghiệp thu gom đầu mối để tiếp tục duy trì các bạn hàng truyền thống cũng như giới thiệu quảng bá các sản phẩm nông sản của Yên Châu đến với bạn hàng trên cả nước.
Ngoài ra, huyện còn phối hợp với Sở Công Thương tổ chức các lớp tập huấn bán hàng online trên nền tảng số, hệ thống siêu thị điện tử; tích cực hỗ trợ các HTX, hộ sản xuất tham gia hội chợ, tuần hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản an toàn trong và ngoài tỉnh; tìm kiếm bạn hàng, kết nối, mời gọi các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng tiêu thụ; khuyến khích các HTX đầu tư các kho bảo quản, kho lạnh, cơ sở chế biến để giảm sức ép cho việc tiêu thụ sản phẩm quả tươi; xây dựng, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm, tăng tính hấp dẫn, khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và xuất khẩu...
Yên Châu chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với các HTX kết nối tiêu thụ trái cây với các hệ thống siêu thị Vinmart, BigC miền Nam, T-mart... Đến nay, đã liên kết với Công ty xuất nhập khẩu Phusan Hải Dương chào hàng sản phẩm mận tại thị trường các nước EU; tiếp tục mời Công ty TNHH Mia Fruit thực hiện chương trình livestream về sản phẩm mận của Yên Châu trên mạng xã hội; tổ chức tiêu thụ tại chợ đầu mối các tỉnh Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định, Long An...; liên hệ với các đơn vị vận chuyển sẵn sàng chở nông sản đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, sự chủ động của các HTX, nông dân, tin tưởng hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu của huyện Yên Châu đặt ra trong năm 2024 sẽ đạt kế hoạch; đưa thương hiệu trái cây Yên Châu ngày một vươn xa.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- kinh tế nông nghiệp /
- xúc tiến thương mại /
- tiêu thụ nông sản /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim
DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh
DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới
DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc
DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...