Sống lại ký ức của ngày Giải phóng Thủ đô trong trưng bày "Sông Hồng cuộn sóng"

13:01 | 05/10/2023

DNTH: Nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày "Sông Hồng cuộn sóng". Nhiều lão thành cách mạng, các cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò, nhân chứng tham gia tiếp quản Thủ đô... tham quan trưng bày.

Theo Phó Trưởng ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò Đặng Văn Biểu, sự kiện trưng bày "Sông Hồng cuộn sóng" nhắc nhớ những hy sinh gian khổ của quân, dân Thủ đô, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Qua đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa" để thế hệ trẻ hôm nay càng thêm "giữ lửa truyền thống - tiếp bước tương lai", góp phần dựng xây Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Trưng bày "Sông Hồng cuộn sóng" được tổ chức thành 2 nội dung lớn, gồm: "Trường kỳ kháng chiến" và "Ngày về lịch sử".

Trong đó, nội dung "Trường kỳ kháng chiến" phản ánh không khí 60 ngày đêm quân và dân Thủ đô hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, kiên cường chiến đấu với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh", lập nên bao chiến công hào hùng, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Cũng tại nội dung này, công chúng và du khách "gặp lại" Hà Nội thời kỳ là vùng tạm chiếm của địch, chịu chế độ quân quản, đàn áp, kìm kẹp của chính quyền thực dân. Làn sóng căm thù dâng cao bởi chế độ thuế khóa ngày càng hà khắc…  sống dưới chế độ thực dân, Nhân dân Thủ đô vẫn luôn đứng lên đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau, từ những trận tập kích của biệt động nội thành cho đến rải truyền đơn, treo cờ đỏ sao vàng...

Ở nội dung "Ngày về lịch sử", trưng bày cho thấy thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu mốc son lịch sử, buộc địch phải ký Hiệp định Genève và rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam. Thời điểm này, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy tiếp quản Thủ đô, các tầng lớp Nhân dân Hà Nội kiên cường, bền bỉ chống lại mọi âm mưu phá hoại của địch, bảo vệ thành phố nguyên vẹn trước khi đoàn quân chiến thắng tiến về ngày 10/10/1954.

Tại lễ khai mạc, các đại biểu đã dâng hương, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Đài tưởng niệm; nghe thuyết minh trưng bày. Trong khuôn khổ chương trình khai mạc còn có hoạt cảnh tái hiện hoạt động chào cờ và hát quốc ca mừng Tết Nguyên đán của tù chính trị Nhà tù Hoả Lò năm xưa.

Không gian trưng bày “Sông Hồng cuộn sóng” có nhiều điểm nhấn giúp du khách hồi tưởng đến Ngày giải phóng Thủ đô. Khu vực cổng trưng bày là hình ảnh những con sóng sông Hồng đang trào dâng mạnh mẽ như tinh thần bền bỉ, gan góc chiến đấu, quyết tâm giành lại độc lập, tự do của quân và dân Hà Nội. Tiến sâu vào trong Di tích là tổ hợp hình ảnh nữ sinh kháng chiến Trường Nữ Trung học Trưng Vương (Hà Nội) tham gia diễu hành, rước cờ đề cao tinh thần chống ngoại xâm trong buổi lễ kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng tại đền thờ Hai Bà, năm 1953. Du khách có thể đứng trong tổ hợp để hoà mình vào buổi diễu hành của các nữ sinh kháng chiến Hà Nội. Ngoài ra, hình ảnh người tử tù đang cưa song sắt cống ngầm Nhà tù Hỏa Lò để tổ chức vượt ngục vào đêm Noel ngày 24/12/1951 cũng được phóng to tạo hiệu ứng bắt mắt, ấn tượng.

hoa-lo-3
Hình ảnh mô phỏng các nữ sinh trường Trưng Vương, Hà Nội ngày giải phóng Thủ đô.

Trong chốn ngục tù thiếu thốn, các chiến sĩ cộng sản tìm đủ mọi cách để tạo thành những lá cờ Tổ quốc. Cờ được làm từ chiếc chăn chiên Nam Định màu đỏ do nhà tù cấp phát. Dù bị kẻ thù đàn áp, các chiến sĩ vẫn quyết tâm bảo vệ lá cờ thiêng liêng, bởi: Có lá cờ là nuôi thêm hy vọng, niềm tin và lòng quyết tâm để đánh bại quân thù. Khoảnh khắc đứng dưới lá cờ Tổ quốc, hát vang bài "Tiến quân ca" cũng là lúc các chiến sĩ được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh trong chốn lao tù.

img_8227
Hoạt cảnh sân khấu tái hiện hoạt động chào cờ và hát quốc ca mừng Tết Nguyên đán của tù chính trị Nhà tù Hoả Lò.

Những hình ảnh, hiện vật được trưng bày trong chuyên đề “Sông Hồng cuộn sóng” đã làm sống lại ký ức hào hùng những năm tháng kháng chiến chống Pháp của quân, dân Thủ đô và đặc biệt là không khí của Ngày Giải phóng Thủ đô cách đây 69 năm.

Trưng bày “Sông Hồng cuộn sóng” kéo dài đến hết ngày 31/12/2023 tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Giám đốc UNESCO: Sẵn sàng cùng Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chiến lược về văn hóa ra thế giới

NDTH: Chiều 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhân dịp bà có chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai...

Thí sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025

DNTH: Sau vòng sơ khảo, cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 đã tìm kiếm được 30 ứng viên tài năng, xinh đẹp để bước vào vòng chung kết, trong đó, đại diện đến từ Hà Tĩnh tự hào dẫn đầu bình chọn danh hiệu người đẹp...

“Tự nguyện” – Thanh âm bất diệt tri ân báo chí cách mạng Việt Nam

DNTH: Tác phẩm đặc biệt mang tên 'Tự nguyện' - một trong những điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vừa qua.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025

DNTH: Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã nêu bật những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí, thành quả lao động, sáng tạo của các nhà báo –...

Người sở hữu bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo "cổ"

DNTH: Ông Huỳnh Minh Hiệp, một kỷ lục gia và nhà sưu tầm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu kho tàng vô giá: Bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo. Trong đó có nhật báo từng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều tờ có tuổi...

Khẳng định vai trò tiên phong của báo chí trong hành trình 100 năm đồng hành cùng dân tộc

DNTH: Sáng 19/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025.

XEM THÊM TIN