Sử dụng rượu bia gây tai nạn nghiêm trọng: Cần thu hồi phương tiện và cấm lái vĩnh viễn
08:30 | 01/11/2018
DNTH: Vừa qua, nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Trước vấn đề trên, nhiều ý kiến cho rằng cần phải gia tăng hình thức phạt đối với những người như vậy, bằng cách thu xe và tước giấy phép lái xe vĩnh viễn mới đủ sức răn đe. Luồng ý kiến này tiếp tục làm nảy sinh sự tranh cãi lớn trên cộng đồng. Để hiểu thêm về vấn đề, báo Người Đưa Tin đã có tuyến bài trao đổi với các cấp lãnh đạo, đơn vị kinh doanh vận tải, chuyên gia, luật sư để có những ý kiến đa chiều.
Trước vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Sơn, nguyên Phó trưởng phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (cục Cảnh sát giao thông, bộ Công an).
Thưa Đại tá, phải chăng việc xử phạt đối với những trường hợp vi phạm an toàn giao thông còn chưa thực sự đủ sức răn đe, dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng?
Theo Nghị định 46/2016 của Chính phủ đã ban hành là điều rất chặt chẽ để xử phạt hình thức này. Đối với những người khi tham gia giao thông mà nồng độ cồn vượt quá mức quy định sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát khi điều khiển phương tiện, và dĩ nhiên khi mất kiểm soát thì việc gây tai nạn cho chính mình hoặc cho những người khác là rất dễ xảy ra.
Vì vậy, vấn đề này không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới họ cũng đã có quy chế xử phạt rất nghiêm, rất nặng. Thậm chí một số quốc gia họ còn phạt tù đối với những người tham gia giao thông mà trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định chứ không cần phải gây tai nạn chết người như ở Việt Nam mới xử phạt hình sự.
Còn ở Việt Nam, quy định trong nghị định 46/NĐ-CP/2016 đã quy định rất rõ là nghiêm cấm người lái xe ôtô mà trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn. Còn với xe gắn máy nghị định đưa ra chỉ số nồng độ cồn cũng ở mức thấp nhất. Trong nghị định cũng có quy định xử phạt đối với xe môtô lên tới 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe tới 3 tháng khi người điều khiển sử dụng bia rượu.
Còn xét về luật có đủ sức răn đe hay không thì tôi cho rằng, chế tài xử phạt hiện nay ở Việt Nam là đủ sức răn đe cho những người tham gia giao thông mà trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Tuy nhiên, vấn đề ở đây người ta quan tâm đó là, làm sao quy chế đó lay chuyển được ý thức của người tham gia giao thông để biết cách tự bảo vệ mình.
Điều đáng buồn là, rất nhiều người tham gia giao thông lại chưa nhận thức rõ được điều này. Chính vì thế, tôi cho rằng, việc tuyên truyền, cưỡng chế là hết sức quan trọng. Làm sao tuyên truyền để người ta nhận thức được những hiểm họa của việc uống rượu bia khi tham gia giao thông.
Theo Đại tá, chúng ta có nên tăng hình thức xử phạt đối với những người tham gia giao thông khi trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định?
Tôi cho rằng, chúng ta không nên tăng hình thức xử phạt nữa, vì trên thực tế luật ban hành đã đủ sức răn đe đối với người tham gia giao thông khi trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Bởi xử phạt 18 triệu đồng, và phạt tù từ 3-10 năm khi tham gia giao thông gây tai nạn chết người là đã khiến họ nhìn nhận lại vấn đề.
Thưa Đại tá, trước thực trạng người tham gia giao thông mà trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, gây hậu quả nghiêm trọng diễn ra nhiều trong thời gian gần đây, theo ông, chúng ta có cần một chế tài xử lý nặng hơn?
Ở một số nước trên thế giới họ cũng đã áp dụng việc tịch thu phương tiện của người tham gia giao thông cũng như cấm lái vĩnh viễn. Nhưng ở Việt Nam, quy chế xử phạt về lĩnh vực giao thông đường bộ thì mới chỉ là tước giấy phép lái xe có thời hạn. Và sẽ tiến hành phạt tù từ 3-10 năm tù khi gây tai nạn chết người. Tuy nhiên, việc cấm lái xe có thời hạn sau khi mãn hạn tù thì vẫn chưa có.
Trước đó, cũng có ý kiến cho rằng, nên áp dụng quy chế xử phạt như ở nước ngoài là cấm việc lái xe vĩnh viễn khi gây tai nạn giao thông có hậu quả nghiêm trọng, thì việc này, tôi cũng hoàn toàn đồng ý. Bởi vì những người đó, là những người có nguy cơ gây ra nguy hiểm rất cao cho xã hội và cho chính bản thân họ.
Tôi cũng xin khẳng định lại, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến thu hồi phương tiện lái xe và cấm vĩnh viễn lái xe đối với những người gây tai nạn chết người.
Và theo tôi, nếu mà sửa được nghị định thì tôi cho rằng, nên cho thêm quy chế xử phạt lao động công ích đối với những người tham gia giao thông khi trong máu (hơi thở) có nồng độ cồn vượt quá mức quy định cho dù họ không gây tai nạn.
Xin cảm ơn ông!
- a) Không có giấy phép lái xe theo quy định.
- b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng.
- c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
- d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
- e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
- g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng
Theo NĐT
Cùng chuyên mục
- Tags:
- cấm lái vĩnh viễn /
- gây tai nạn nghiêm trọng /
- rượu bia /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9
Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.
Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên
Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...
Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam
Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.
75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố
Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ
Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam
Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...