Sửa đổi Luật Di sản văn hóa để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội
08:52 | 24/10/2023
DNTH: Nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, khắc phục các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chủ trì xây dựng dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và đang lấy ý kiến Nhân dân.
Nhiều thành tựu nhưng cũng bộc lộ không ít hạn chế
Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2001, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam.

Luật được sửa đổi, bổ sung một số điều tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII (18/6/2009), trong đó một số hạn chế, bất cập trong việc thực thi Luật Di sản văn hóa đã cơ bản được giải quyết, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, ngày càng được sự ủng hộ của đông đảo Nhân dân ở khắp mọi miền đất nước. Nhờ đó, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng hiệu quả, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cộng đồng nơi có di sản hoặc nắm giữ/thực hành di sản, góp phần thu hút du lịch,… tạo thêm thế và lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của từng đơn vị, địa phương nói riêng và đất nước nói chung, với những thành tựu đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về nội dung và hình thức trong từng lĩnh vực.
Cụ thể, một số quy định của Luật Di sản văn hóa hiện hành còn mang tính nguyên tắc chung chung, tính khả thi chưa cao hoặc không còn phù hợp với thực tiễn cần sửa đổi hoặc bãi bỏ như quy định về quy hoạch khảo cổ, đăng ký bảo vật quốc gia; cho phép, mua bán, trao đổi, tặng cho và kế thừa ở nước ngoài đối với di vật, cổ vật không thuộc sở hữu Nhà nước…, quy định rõ 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể; quy định cấm đối với hành vi vi phạm các tập tục và can thiệp vào di sản văn hóa của cộng đồng; quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động, quản lý, thực hành và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng, xã hội trong bối cảnh bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển bền vững và hội nhập...
Ngoài ra, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho rằng, Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa quy định nội dung các hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, huy động được sự đóng góp, tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa… trong khi thực tiễn xã hội hiện đại, các địa phương tập trung khai thác, phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội nên thu hút doanh nghiệp có đóng góp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Chưa có các quy định về chức năng nhiệm vụ giáo dục và ứng dụng công nghệ của bảo tàng; chuyển quyền sở hữu đối với bảo tàng ngoài công lập đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước…
Đồng thời, Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa quy định thẩm quyền, hướng dẫn các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như quy định về báo cáo định kỳ tình trạng di sản và tình hình bảo vệ, phát huy giá trị di sản sau khi được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các Danh sách của UNESCO.
Sửa đổi để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc diễn ra thuận lợi nhất
Từ những hạn chế, bất cập kể trên, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đánh giá, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là hết sức cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
.jpg)
Dự thảo Luật văn hóa di sản (sửa đổi) gồm 9 chương 136 điều, tăng 2 chương, 62 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương 74 điều), trong đó bỏ 1 chương về khen thưởng và xử lý vi phạm, thành 3 chương mới là: bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu (Chương V); bảo tàng (Chương VI); hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa (Chương VIII). Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 3 nội dung chính trong các chính sách đã được Quốc hội thông qua.
Chính sách 1: Hoàn thiện các quy định về nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm kê, nhận diện, ghi danh, biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các lĩnh vực di sản văn hóa vật thể (di tích; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia), di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu và hoạt động bảo tàng.
Chính sách 2: Nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan trực tiếp quản lý di sản, tăng cường nội dung, trách nhiệm, cơ chế thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý Nhà nước về di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương.
Chính sách 3: Tăng cường nội dung, cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Quan điểm của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch khi xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa, di sản văn hóa; đảm bảo kế thừa, sự ổn định của hệ thống pháp luật. Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Di sản năm 2021.
Đồng thời bảo đảm được tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với hệ thống pháp luật hiện hành. Giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan (Luật Thuế, Thi đua khen thưởng, Xây dựng, Đầu tư...). Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính gắn với kiểm soát, giám sát việc thực hiện, đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực di sản văn hóa.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, từng bước đưa di sản văn hóa có sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Được biết, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã đăng tải Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến Nhân dân đến hết ngày 31/12/2023. Theo dự kiến, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được trình Chính phủ, sau đó Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (5/2024), trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV (10/2024).
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- lấy ý kiến Nhân dân /
- dự thảo Luật Di sản văn hóa /
- Sửa đổi Luật Di sản văn hóa /
- Luật Di sản văn hóa /
- Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch /
- di sản văn hóa /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Khai mạc triển lãm và ra mắt ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
DNTH: Báo Nhân Dân vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh -...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen
DNTH: Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 15/5, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch và Bộ Công an tổ chức trọng thể Khai mạc Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 và...

Thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
DNTH: Bộ VH,TT&DL vừa thông tin về cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Chủ tịch nước: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
DNTH: Tối 13/5, tại quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính Bắc sông Cấm, Thủy Nguyên (Hải Phòng), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thành phố...

Biểu tượng K-Pop toàn cầu G - Dragon được VPBank mang về Việt Nam cùng Đại nhạc hội VPBank K - Star Spark
DNTH: Sân khấu âm nhạc lớn nhất năm 2025 đã sẵn sàng. Vào ngày 21/6/2025, VPBank sẽ mang đến sân vận động quốc gia Mỹ Đình siêu đại nhạc hội VPBank K-Star Spark in Vietnam 2025, quy tụ những tên tuổi hàng đầu K-pop mà tâm điểm không ai...

Lê Hà Minh Anh – học sinh tiêu biểu, tấm gương sáng trong học tập
DNTH: Trong khu vườn tri thức rực rỡ của lớp 5A6 trường Tiểu học Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội có những bông hoa không chỉ tỏa hương sắc mà còn vươn mình đón ánh mặt trời bằng cả nghị lực và đam mê, một trong số đó là bông...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...