Tác động của các hiệp định thương mại tự do mới đối với ngành càphê

12:19 | 24/10/2020

DNTH: Doanh nghiệp càphê sẽ được hưởng ưu đãi về thuế suất, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, song bắt buộc phải đổi mới về công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh.

tm-img-alt
Caption

Quy trình khép kín tại nhà máy sản xuất, chế biến cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Châu Âu của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Ngày 23/10, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức hội thảo tham vấn “Tác động của các cam kết thương mại tự do thế hệ mới tới chuỗi giá trị và các tác nhân ngành càphê Việt Nam”.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý, đại diện Hiệp hội càphê Buôn Ma Thuột đã phân tích thực trạng thương mại, rà soát cam kết, đánh giá tác động đến ngành, doanh nghiệp và người trồng càphê Việt Nam khi thực hiện các hiệp định tự do thương mại kiểu mới (EVFTA - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU; CPTPP - Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương; RCEP - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực).

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do mới (FTAs) đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức đan xen cho ngành hàng càphê Việt Nam.

Thuận lợi dễ nhận thấy là được hưởng ưu đãi về thuế suất, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất, chế biến càphê.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải đổi mới về công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị càphê...

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng giữa các FTAs đến ngành càphê Việt Nam, ông Nguyễn Thế Long, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn cho rằng, EVFTA sẽ có ảnh hưởng lớn nhất bởi hấp dẫn về quy mô và ưu đãi thuế, nhất là cho các sản phẩm càphê chế biến.

Giá trị xuất khẩu sang các nước EU27 rất lớn trong khi nhập khẩu hầu như không đáng kể. Các nước EU27 là thị trường nhập khẩu và tiêu dùng càphê, hầu như không có cạnh tranh với Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu càphê nhân sang các nước đối tác EVFTA và nhập khẩu đa dạng các sản phẩm càphê về Việt Nam.

Tuy nhiên, một điểm nhấn khi bàn về EVFTA là cơ hội mà hiệp định này mang lại cho phát triển càphê chế biến (càphê hòa tan, rang) ở Việt Nam nhờ ưu đãi thuế cho các mặt hàng này trong hiệp định, ông Long phân tích.

Bên cạnh những thuận lợi, ngành hàng càphê Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ khi tham gia các FTAs.

Đó là khả năng cạnh tranh nội khối, rào cản kỹ thuật và về sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ... Đơn cử như việc đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa, nội khối.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội càphê Buôn Ma Thuột cho biết, Việt Nam hiện có hơn 600 nghìn ha càphê, sản lượng gần 1,7 triệu tấn nhân.

tm-img-alt
Caption

Vùng nguyên liệu cà phê của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, tỉnh Gia Lai được chăm sóc theo chuẩn Organic cho năng suất cao. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Việt Nam xuất khẩu chủ yếu càphê nhân Robusta ra thế giới, còn xuất khẩu càphê hòa tan và chế phẩm từ càphê chiếm tỉ lệ không nhiều.

Các nước đối tác của Việt Nam trong CPTPP, RCEP không hoàn toàn là các nước nhập khẩu càphê để tiêu dùng mà một số nước còn trồng, sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm càphê như Malaysia, Mexico, Peru, Indonesia, Philippines.

Bởi vậy sẽ có sự cạnh tranh ngay trong nội khối. Do đó, nếu không sản xuất bền vững, đổi mới công nghệ chế biến thì rất khó cạnh tranh và sẽ mất thị trường xuất khẩu, thậm chí thua ngay trên sân nhà.

Các cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA cũng là một thách thức đối với ngành hàng càphê Việt Nam.

Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (lạm dụng chỉ dẫn địa lý hay nhãn hiệu) diễn ra tương đối phổ biến ở Việt Nam sẽ là một trong những nguy cơ cao dẫn đến vi phạm cam kết sở hữu trí tuệ trong EVFTA...

Ngành càphê có triển vọng tích cực. Tuy nhiên, để nắm bắt những cơ hội và vượt qua thách thức theo các đại biểu có 3 việc cần thực hiện.

Đầu tiên là phát triển vùng nguyên liệu càphê bền vững, chất lượng cao và đặc sản. Các vùng nguyên liệu sẽ góp phần phát triển công nghiệp chế biến, thu hút đầu tư vào ngành càphê, gia tăng giá trị xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn rào cản kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các cam kết về phát triển bền vững, thúc đẩy tiêu dùng càphê trong nước.

Cùng đó, nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chương trình đầu tư, nâng cấp, đổi mới công nghệ chế biến, chuyển giao công nghệ mà nhóm doanh nghiệp này đang rất có nhu cầu.

Điều này sẽ tạo cơ hội đưa dòng vốn vào chế biến sâu, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên sân nhà cũng như thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, thúc đẩy tiêu dùng càphê trong nước cũng là một cách để kích thích phát triển công nghiệp chế biến càphê, vùng nguyên liệu chất lượng cao, đặc sản, giảm sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài trong trường hợp biến động giá hoặc phòng vệ thương mại.

Thực tế, Việt Nam đang nhập ngày càng nhiều càphê chất lượng cao, càphê đặc sản từ các nước Colombia, Ethiopia, Panama.

Có thể thúc đẩy tiêu dùng nội địa bằng các chiến dịch truyền thông về càphê chất lượng cao, càphê đặc sản, hỗ trợ đào tạo nhân lực theo chuẩn Hiệp hội càphê Đặc sản Quốc tế (SCA), hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong ngành.

Anh Dũng - Tuấn Anh

Theo TTXVN/Vietnam+

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

XEM THÊM TIN