‘Tắc sổ hồng’: Doanh nghiệp mang tiếng, nhà nước thất thu, dân mất quyền lợi

16:06 | 13/09/2020

DNTH: Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, việc tắc sổ hồng trong thời gian qua, đã hình thành nên các hệ quả tiêu cực như: Không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng mua nhà, khiến chủ đầu tư bị thiệt hại và mang tiếng, bên cạnh đó còn làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

le-hoangchau--nhadautuvn-1018

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA).

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, tình trạng chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) cho khách hàng mua nhà, tại các dự án nhà ở trên địa bàn TP.HCM, đã xảy ra trong nhiều năm qua và dẫn đến nhiều hệ lụy.

Theo số liệu HoREA vừa công bố, giai đoạn từ năm 2015-2019 trên địa bàn TP.HCM có 490 dự án nhà ở được phê duyệt, trong số đó có 53 dự án thuộc 12 Tập đoàn và doanh nghiệp, thì có đến 28.324 căn nhà và căn hộ officetel, gồm 25.631 căn nhà (chủ yếu là căn hộ chung cư) và 2.693 căn hộ officetel đã bị chậm cấp sổ hồng.

“Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM còn hơn 100 dự án đã nộp hồ sơ đề nghị tính tiền sử dụng đất nhưng chưa được giải quyết, vấn đề này cũng đã Sở TN&MT TP.HCM thừa nhận. Chưa kể, nếu thống kê đầy đủ số liệu của hàng trăm dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng, nhưng chưa được tính tiền sử dụng đất, thì số lượng căn nhà bị chậm cấp sổ hồng còn lớn hơn nhiều lần”, ông Châu đánh giá.

Theo ông Châu, việc tắc tiền sử dụng đất dẫn đến tắc sổ hồng cho người mua nhà, đã hình thành nên các hệ quả tiêu cực, một trong những số đó là việc không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, gây tâm lý hoang mang, bất an cho khách hàng mua nhà. Cũng như, sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Cụ thể, năm 2018, chỉ thu 16.493 tỷ đồng, giảm 21,2%;  năm 2019, chỉ thu 14.650 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm trước và 8 tháng đầu năm 2020, chỉ thu 4.453 tỷ đồng, giảm đến 52% so với 8 tháng đầu năm 2019.

Về vấn đề này Chủ tịch HoREA cho rằng, điều đáng quan tâm là tỷ trọng tiền sử dụng đất trong tổng thu ngân sách của thành phố 5 năm vừa qua, chỉ chiếm 3-5%, thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đây (thường chiếm tỷ trọng 9-10% số thu ngân sách). Nếu tháo gỡ được “ách tắc” tiền sử dụng đất, thì sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

b01021b775168f48d607

Hàng trăm cư dân tại chung cư Kim Tâm Hải (quận 12) mới đây đã treo băng rồi đòi sổ hồng.

Bên cạnh đó, còn gây thiệt hại cho chủ đầu tư dự án, vì chẳng những không thu được 5% giá trị hợp đồng (còn lại), lại bị mang tiếng “bội tín” với khách hàng.

"Trong 5 năm qua, nhiều chủ đầu tư đã rất trách nhiệm và nỗ lực xin nộp tiền sử dụng đất nhưng vẫn không nộp được, nên bị tắc sổ hồng và bị tổn hại về uy tín thương hiệu. Đáng quan ngại là đã có một số trường hợp người mua nhà khiếu kiện gay gắt, phát sinh tụ tập đông người, căng băng rôn, biểu ngữ, ảnh hưởng đến an ninh trật tự”, ông Châu thông tin.

Chủ tịch HoREA nhận định, có 2 vấn đề cần tách ra để xử lý phù hợp, cụ thể, người mua nhà là bên ngay tình, vô can, nếu đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua nhà, thì phải được ưu tiên giải quyết cấp sổ hồng trước.

Còn về nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất bổ sung (nếu có) giữa chủ đầu tư dự án với Nhà nước, thì tách ra xử lý riêng, với điều kiện chủ đầu tư cam kết và có giải pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước.

Từ những nhận định trên, ông Châu đã đề nghị TP.HCM xem xét, chỉ đạo ưu tiên giải quyết cấp sổ hồng trước cho khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩavụ theo hợp đồng mua nhà, vì là bên ngay tình, vô can, để triệt tiêu các “điểm nóng” tiềm ẩn.

Đối với nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất bổ sung giữa chủ đầu tư dự án với Nhà nước, ông Châu đề nghị tách ra xử lý riêng, với một số biện pháp bảo đảm các căn hộ và diện tích kinh doanh mà chủ đầu tư giữ lại, thì chưa cấp sổ hồng và sẽ cấp sau, khi đã có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặt khác, chủ đầu tư phải ký quỹ một khoản tiền hoặc có văn bản cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính bổ sung với Nhà nước.

Theo Lý Tuấn 

NĐT

https://nhadautu.vn/tac-so-hong-doanh-nghiep-mang-tieng-nha-nuoc-that-thu-dan-mat-quyen-loi-d42663.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN