Tạm dừng giãn cách xã hội nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam tiếp tục được báo Anh ca ngợi là điển hình thành công của thế giới

09:36 | 24/04/2020

DNTH: Làm thế nào mà một quốc gia hơn 95 triệu dân, có đường biên giới chung với Trung Quốc giữ số người chết vì Covid-19 ở con số 0 - tờ Telegraph đặt vấn đề.

Tờ The Telegraph viết: Dù ghi nhận các trường hợp nhiễm Covid-19 ngay từ tháng 1 – thời điểm dịch bệnh mới chỉ bùng phát nghiêm trọng trong lãnh thổ Trung Quốc, thì cho đến nay, số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang được giữ ở mức cực kỳ thấp so với phần còn lại của thế giới.

Từ sáng ngày 23/4, Việt Nam đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm nghiêm ngặt và hạn chế giãn cách xã hội cho phép cuộc sống ở các thành phố lớn dần được trở lại bình thường mặc dù nhiều quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á vẫn còn thực hiện các lệnh cấm này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo vào thứ Tư tuần này trừ một vài khu vực ở một số địa phương thì không có tỉnh nào nằm trong diện có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở mức cao. Mặc dù dỡ lệnh phong tỏa nhưng một số cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ vẫn phải đóng cửa.

Theo Telegraph, đất nước 95 triệu dân này trở thành một câu chuyện thành công trong đại dịch này. Đến nay, Việt Nam chỉ có 268 trường hợp nhiễm Covid-19 và chưa có trường hợp tử vong nào.

Chính phủ Việt Nam đã cố gắng kiểm soát dịch bệnh trong bối cảnh các nước khác ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản bùng phát dịch. Quan trọng hơn là Việt Nam có 1.406km đường biên giới trên đất liền chung với Trung Quốc.

Giống như các nước châu Á khác, phản ứng kịp thời từ Việt Nam đến từ kinh nghiệm ứng phó các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trong quá khứ, bao gồm SARS và H5N.

Chiến lược của Việt Nam là tập trung kết hợp giữa xác định nguồn lây nhiễm một cách nghiêm ngặt và xét nghiệm diện rộng để nhanh chóng xác định và ngăn ngừa các nguồn lây nhiễm Covid-19 trước khi chúng lan rộng hơn.

Từ những trường hợp được biết đến lần đầu tiên là vào tháng 1, Hà Nội đã nắm lấy cơ hội hành động nhanh chóng, quyết liệt vào giai đoạn đầu. Vào tháng 2, thành phố đã cách ly hơn 10.000 người ở xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi có tin tại đây có ca nhiễm bệnh.

Thành phố Hà Nội cũng sớm quyết định áp dụng kiểm dịch cách ly 14 ngày đối với bất kỳ ai trở về từ một khu vực có nguy cơ cao. Tất cả các trường học cũng đã bị yêu cầu đóng cửa kể từ đầu tháng 2.

Vào tháng 3, chuỗi 22 ngày liên tiếp không ghi nhận ca bệnh mới bị phá vỡ bởi một loạt các trường hợp liên quan đến một chuyến bay từ London. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành theo dõi và cách ly tất cả hành khách, đình chỉ miễn thị thực với Vương quốc Anh và một số nước châu Âu. Việt Nam sau đó đã có lệnh dừng nhập cảnh đối với toàn bộ khách nước ngoài.

vTạm dừng giãn cách xã hội nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam tiếp tục được báo Anh ca ngợi là điển hình thành công của thế giới

Một cư dân Hà Nội 72 tuổi mô tả cách ông và cộng đồng đã được phổ biến không tham gia tụ tập đông người."Họ đi đến từng con hẻm, gõ cửa từng nhà. Chúng tôi làm theo hướng dẫn từ Chính phủ", tinh thần chiến đấu với đại dịch quyết liệt cũng giống như tinh thần chiến đấu với quân thù.

Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết thành công của Việt Nam trong việc thuyết phục người dân hợp tác đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

"Họ thực sự đang làm rất tốt công việc của mình", ông chia sẻ. Ông tin rằng khoảng 80.000 người đã được gửi đến các khu cách ly. "Tôi nghĩ đó là lý do tại sao họ có thể giữ cho số lượng người nhiễm Covid-19 luôn ở mức thấp."

Cho đến nay, Thái Lan đã tiến hành hơn 142.000 xét nghiệm Covid-19, Campuchia khoảng 9.000 trong khi Việt Nam đã thực hiện hơn 180.000 cho hơn 95 triệu dân của mình.

Một chiến dịch tuyên truyền toàn diện bao gồm một bài hát khuyến khích người dân rửa tay sau đó đã trở nên nổi tiếng, và đặc biệt là chiến dịch này được tạo ra bởi chính Chính phủ Việt Nam.

Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ rõ ràng đã được đền đáp.

Tuần trước Tiến sĩ John MacArthur, Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Thái Lan, đã ca ngợi phản ứng của Việt Nam và cho đó là kết quả của một hệ thống y tế công mạnh mẽ, phản ứng kịp thời và chính xác từ Chính phủ và toàn bộ người dân đã thực hiện chặt chẽ các yêu cầu về giãn cách xã hội và khai báo y tế.

Theo Nhịp sống kinh tế/The Telegraph

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN