Tận dụng tối đa các FTA để gia tăng kim ngạch xuất khẩu
07:10 | 11/02/2025
DNTH: Xu hướng bảo hộ trên thị trường thế giới buộc các DN Việt Nam phải chủ động ứng phó khi tham gia sân chơi thương mại toàn cầu. Việc tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để gia tăng kim ngạch xuất khẩu được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu.
FTA là “chìa khoá” của doanh nghiệp xuất khẩu
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2024, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp khoảng 1,8 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi với trị giá hơn 100 tỷ USD, tăng 28% về trị giá và 18% về số lượng C/O so với cùng kỳ năm 2023 (chiếm 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ký FTA).

Tỷ lệ cấp C/O ưu đãi 28% cho thấy đây là một kết quả tích cực, thể hiện Việt Nam đang tận dụng tốt ưu đãi FTA. Điều này càng chứng tỏ FTA sẽ là “chìa khoá” cho doanh nghiệp tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay.
Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam Hoàng Thị Liên cho biết, cùng với việc bám sát thông tin, cập nhật kịp thời tình hình chính sách từ các thị trường, Hiệp hội đã khuyến nghị doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang các đối tác mới ở khu vực thị trường EU, Trung Đông, châu Á, đặc biệt là các thị trường Việt Nam có FTA. Thực tế, thời gian qua, các FTA đã và đang mang lại cơ hội lớn cho hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
“Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu, gia vị lớn của thị trường thế giới, tuy nhiên, những chính sách tác động thuế quan sẽ tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng, đặc biệt là biên độ lợi nhuận cho người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, chúng tôi mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần có những tham vấn, chuẩn bị sẵn những kịch bản, giải pháp cho cả những tình huống xấu nhất” – bà Hoàng Thị Liên bày tỏ.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho hay, việc hàng hoá Việt Nam xuất khẩu mạnh sẽ khiến các nước dựng lên các hàng rào để bảo vệ hàng nội dịa. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng nhất hiện nay để xuất khẩu nông sản bền vững là tổ chức sản xuất bài bản theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số; chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến và thúc đẩy thương mại.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, đẩy mạnh chế biến để giữ tốc độ tăng trưởng của ngành duy trì ở mức cao. Nông lâm thủy sản Việt Nam đã có mặt ở hơn 200 thị trường và nỗ lực đa dạng hoá đã và đang giúp nhóm hàng này đứng vững trong khó khăn.
Tận dụng cơ hội về thị trường xuất khẩu
Trong bối cảnh xuất khẩu hàng hoá gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp cần nỗ lực đa dạng hóa thị trường, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường có thể gây rủi ro.
Bộ Công Thương và các thương vụ, đại sứ quán cần chủ động, tích cực hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ đó đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu, tránh quá tập trung vào một số thị trường. Việc này giúp doanh nghiệp đỡ được những “cú sốc” khi các thị trường lớn thay đổi chính sách hay trục trặc trong nền kinh tế.
PGS.TS Ngô Trí Long
Theo PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), doanh nghiệp nên mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi… để giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Một điểm đáng lưu ý, dù ở bất cứ thị trường nào thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cũng sẽ giúp doanh nghiệp trụ vững hơn trên thị trường. Mỗi thị trường đều có những tiêu chuẩn khác nhau nên doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn này để duy trì và mở rộng thị phần.
Đề cập về giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12% trong năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thông tin: Bộ sẽ tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm huy động lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội về thị trường xuất khẩu thông qua việc thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng khai thác có hiệu quả các thị trường truyền thống còn nhiều tiềm năng; chú trọng tận dụng tối đa các cơ hội từ thị trường trọng điểm, chiến lược.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương nỗ lực tận dụng cơ hội từ các FTA mà Việt Nam là thành viên; phát huy và nâng cao vai trò của cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc nắm bắt thông tin, phản ánh kịp thời những diễn biến của kinh tế thế giới và các chủ trương, chính sách của các nước sở tại. Qua đó, giúp các cơ quan quản lý có những phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường cảnh báo, khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng các giải pháp ứng phó phù hợp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm.
"Đa dạng hình thức xúc tiến, gắn hoạt động xúc tiến thương mại với phát triển sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước và phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số; tăng cường cảnh báo sớm rủi ro và đồng hành với doanh nghiệp khi phát sinh các vụ kiện phòng vệ thương mại... là những giải pháp quan trọng mà ngành Công Thương tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong năm nay" - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Theo Kinh tế đô thị
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tan-dung-toi-da-cac-fta-de-gia-tang-kim-ngach-xuat-khau.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- FTA /
- Bộ Công thương /
- Xuất khẩu /
- doanh nghiệp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững
DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?
DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng
DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển
DNTH: Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.
Có nên tái đàn trong thời điểm giá thịt lợn tăng cao?
DNTH: Giá lợn đang trên đà tăng cao, tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi đang đứng trước bài toán khó khi quyết định có nên tái đàn với số lượng lớn hay không.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...