Tận dụng tối đa cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản
18:22 | 12/10/2023
DNTH: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xem xét một cách toàn diện các quy định về áp dụng các biện pháp SPS đối với hàng nông lâm thủy sản ở cả hai chiều là xuất khẩu và nhập khẩu.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”.
Đề án nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc thực thi các nghĩa vụ đối với Hiệp định SPS của WTO và các FTAs thế hệ mới trong thương mại nông, lâm, thủy sản và thực phẩm quốc tế; xây dựng các biện pháp SPS phù hợp với cam kết để bảo vệ sức khỏe con người và động thực, vật trên lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý, đánh giá, thử nghiệm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định SPS tại các thị trường xuất, nhập khẩu; tận dụng tối đa cơ hội đầu tư của các nước thành viên WTO và mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông, lâm, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam.
Tờ trình nêu rõ, sau hơn 16 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã ký kết và tham gia 17 hiệp định thương mại tự do, đặc biệt gần đây là các hiệp định thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA); Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA).
Các cam kết về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật (SPS) trong khuôn khổ các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP và VIFTA được đánh giá là có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao đối với Việt Nam, việc các hiệp định có hiệu lực và bắt đầu đi vào thực thi sẽ có tác động mạnh đến việc tổ chức thực hiện và áp dụng các quy định về SPS.
Việc các đối tác cam kết cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản và thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, cũng đồng nghĩa với các yêu cầu về kỹ thuật về SPS ngày càng cao và đòi hỏi hệ thống quản lý phải đồng bộ. Việc này đang đặt ra nhiều thách thức với các Bộ ngành, cơ quan quản lý, các hiệp hội ngành hàng, nhà sản xuất và chế biến thực phẩm, nông sản xuất khẩu.
Hiện nay, việc triển khai các quy định SPS đến các cơ quan quản lý trong mạng lưới SPS, hiệp hội ngành hàng, các đối tượng sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm còn hạn chế do hệ thống tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương chưa đồng bộ, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu.
Nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người dân tham gia vào chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa cao, trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về kỹ thuật của các biện pháp SPS mà các nước đối tác áp dụng.
Việc áp dụng các biện pháp SPS để đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trên động thực vật qua thương mại nông sản với các nước đã có nhiều số tiến bộ, nhưng so với yêu cầu thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được nhìn nhận một cách đúng đắn và có giải pháp khắc phục. Cần phải có định hướng, kế hoạch tăng cường tổ chức, năng lực kỹ thuật và triển khai các hoạt động trong toàn bộ hệ thống mạng lưới các cơ quan quản lý về SPS của Việt Nam.
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, cần phải xem xét một cách toàn diện các quy định về áp dụng các biện pháp SPS đối với hàng nông, lâm, thủy sản ở cả hai chiều là xuất khẩu và nhập khẩu, trọng tâm là các hiệp định FTA mới ký kết gần đây.
Trên cơ sở đó, việc xây dựng đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra khi Việt Nam ngày một hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới và thương mại nông sản thực phẩm toàn cầu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đề án sẽ là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện và đồng bộ hóa các quy định luật pháp trong lĩnh vực SPS; hoàn thiện về thể chế trong áp dụng các biện pháp SPS; xây dựng Quy chế phối hợp triển khai các cam kết về SPS và mở cửa thị trường nông lâm sản và thủy sản, đặc biệt là thực thi nghĩa vụ về minh bạch hóa trong khuôn khổ WTO và các FTA.
Bên cạnh đó, tận dụng tốt cơ hội hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực về SPS từ các đối tác thương mại là các nước phát triển; đào tạo tăng cường năng lực kỹ thuật và trang thiết bị trong kiểm nghiệm, kiểm chứng; đào tạo nâng cao nhận thức cho người quản lý, người sản xuất về vai trò và tầm quan trọng của biện pháp SPS nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và an toàn dịch bệnh trong thương mại nông sản thực phẩm quốc tế; đào tạo, phổ biến các quy định về SPS của thị trường, việc tuân thủ các quy định trong tiếp cận và mở rộng thị trường.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- biện pháp SPS /
- xuất khẩu nông lâm thủy sản /
- mở rộng thị trường /
- Xuất nhập khẩu /
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn /
- thủy sản /
- Xuất khẩu /
- nông sản /
- doanh nghiệp /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Giá vàng hôm nay 2/1: Tiếp tục ổn định
DNTH: Giá vàng trong nước hôm nay duy trì ổn định, với giá vàng miếng và vàng nhẫn hầu hết các thương hiệu giữ nguyên mức giá mua và bán sáng qua.
Giá cao su hôm nay 2/1: Ít biến động
DNTH: Giá cao su hôm nay biến động nhẹ, giảm ở Nhật Bản, ổn định tại Trung Quốc, Singapore và Thái Lan. Trong nước, giá thu mua mủ nước tại Công ty Cao su Mang Yang ở mức 434 - 438 đồng/TSC/kg.
Người dân Hà Nội đổ xô đến siêu thị mua sắm Tết trong ngày đầu năm mới
DNTH: Trong ngày 1/1/2025, nhiều gia đình ở Hà Nội lựa chọn đến các trung tâm thương mại, siêu thị để mua sắm đồ Tết.
Xuất khẩu thủy sản mừng 10 tỷ USD và nghĩ về tương lai
DNTH: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 hân hoan về đích 10 tỷ USD, thị trường vươn tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một thành tựu đáng mừng, song vẫn còn nhiều trăn trở.
Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Giảm không đáng kể
DNTH: Giá cà phê trong nước đồng loạt giảm nhẹ 700 đồng/kg, giao dịch trung bình ở mức 120.400 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 1/1: Giảm 300.000 đồng
DNTH: Giá vàng hôm nay giảm 300.000 đồng/lượng cả 2 chiều. Tổng kết, giá vàng thế giới đã kết thúc năm 2024 với mức tăng 26% trong năm, ghi nhận năm hoạt động tốt nhất kể từ 2010.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...