Thứ ba, 30/05/2023, 08:02

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Doanh nghiệp và tiêu dùng An toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu 2020

Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương vừa có công văn số 1798/TCQLTT-CNV gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu 2020.

Tổng cục Quản lý thị trường vừa có công văn số 1798/TCQLTT-CNV gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu 2020.Tổng cục Quản lý thị trường vừa có công văn số 1798/TCQLTT-CNV gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu 2020.

Theo đó, để góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng dịp Tết Trung thu năm 2020, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu.

Quá trình xây dựng kế hoạch cần trao đổi thông tin và chủ động phối hợp với Sở Công Thương và các ngành có liên quan để tránh việc kiểm tra chồng chéo, trùng lặp.

Ngoài ra, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị các đơn vị kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh các nguyên liệu làm bánh trung thu như nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, nước đường, trứng muối... để kịp thời ngăn chặn các hành vi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn được phân công quản lý.

Đặc biệt lưu ý kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu quy mô lớn, đầu mối cung cấp, địa điểm tập kết nguồn hàng.

Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm không thuộc địa bàn quản lý chủ động phối hợp xử lý hoặc báo cáo để kịp thời tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý triệt để.

Tổng cục Quản lý thị trường cũng đề xuất Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố khu vực biên giới và các tỉnh, thành phố dọc theo tuyến vận chuyến từ biên giới vào nội địa có phương án kiểm tra đột xuất, ngăn chặn và xử lý vi phạm về vận chuyển, kinh doanh các loại nhân bánh làm sẵn, bánh trung thu giá rẻ, bánh nghi ngờ có nguồn gốc từ nước ngoài nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mặt khác, tăng cường quản lý địa bàn, lập danh sách các cơ sở sản xuất bánh trung thu và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra điều kiện chung về an toàn thực phẩm như điều kiện vệ sinh cơ sơ sản xuất, nhà xưởng, điều kiện trang thiết bị dụng cụ, đặc biệt là các cơ sở sản xuất tự phát, hoạt động không phép, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất.

Trong dịp Tết Trung thu, các Cục Quản lý thị trường địa phương phải tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm đối với mặt hàng bánh trung thu lưu thông trên thị trường; chú ý kiểm tra các loại bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh trung thu tự làm không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan trên địa bàn kiểm tra các cơ sở kinh doanh, bày bán bánh trung thu về hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, việc thực hiện các quy định về ghi nhãn, niêm yết giá, quảng cáo, khuyến mại và việc chấp hành các quy định về điều kiện bảo quản, điều kiện vệ sinh cơ sơ, trang thiết bị, dụng cụ.

Tổng cục Quản lý thị trường lưu ý sau dịp Tết Trung thu lực lượng cần kiểm soát việc thu hồi và xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng được bán giảm giá, khuyến mại hoặc tái sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.

Nếu phát hiện vi phạm thì kịp thời phối hợp với các cơ quan có liên quan để truy xuất nguồn gốc, đình chỉ lưu thông sản phẩm góp phần bảo đảm quyền lợi và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Riêng đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố nên phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em; đồ chơi thông minh, tích hợp nhiều chức năng; đồ chơi trẻ em độc hại, kích động bạo lực nhập lậu; kiểm tra về nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn chứng từ, ghi nhãn hàng hóa, chứng nhận hợp quy và các quy định khác của pháp luật trong quản lý mặt hàng đồ chơi trẻ em.

Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra cần kết hợp tuyên truyền trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa và bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, các Cục Quản lý thị trường cần công bố công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để cảnh báo, nâng cao nhận thức pháp luật cho người tiêu dùng.

 Hải Minh

THCL

Từ khóa:

Cùng chuyên mục

Mùa lễ hội xuân 2019: Công khai tổ chức cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm

Mùa lễ hội xuân 2019: Công khai tổ chức cá nhân vi phạm an toàn thực...

Đây là một trong những yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm đối với Ban Quản lý an toàn thực phẩm, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương.
Xây dựng hệ thống thông tin an toàn thực phẩm

Xây dựng hệ thống thông tin an toàn thực phẩm

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hệ thống thông tin an toàn thực phẩm cần được xây dựng theo hướng mở, tin cậy, cập nhật cập nhật về an toàn, vệ sinh thực phẩm một mặt phục vụ yêu cầu công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương, mặt khác hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các quy định về vệ sinh ATTP.
Cuối năm lại nóng thực phẩm “bẩn”

Cuối năm lại nóng thực phẩm “bẩn”

Những tháng cuối năm, tình trạng thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc đang có nhiều diễn biến phức tạp, khi một số đối tượng tìm cách vận chuyển thực phẩm kém chất lượng đưa ra thị trường để bán cho người tiêu dùng.
Nhật Bản yêu cầu thu hồi tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam vì có chứa phụ gia cấm?

Nhật Bản yêu cầu thu hồi tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam vì...

Thông cáo từ website của thành phố Osaka - Nhật Bản (Link: Tại đây) ngày 2/4/2019 cho biết: Ngày 8/3/2019, Cục Y tế và Phúc lợi Thành phố Tokyo đã tiến hành kiểm tra sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam bởi Tập đoàn Javis vì nghi ngờ vi phạm Luật về Vệ sinh Thực phẩm và Đạo luật Nhãn Thực phẩm.
Rửa rau như thế nào để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại

Rửa rau như thế nào để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại

Chúng ta nên rửa rau thế nào để rau vẫn luôn sạch và giữ lại được chất dinh dưỡng?
An toàn thực phẩm - sức khoẻ cộng đồng

An toàn thực phẩm - sức khoẻ cộng đồng

Hàng ngày trên các mặt báo đều đăng tải rất nhiều thông tin về việc phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả, chất tạo nạc, chất cấm dùng cho gia súc hay như gần đây nhất là việc các cơ quan chức năng phát hiện ra nhiều tấn thịt thối không rõ nguồn gốc đang lưu hành trên thị trường… Từ những phát hiện “rùng mình” này, một lần nữa vấn đề an toàn thực phẩm lại được báo động.
Phát hiện 5 thùng tôm có chứa tạp chất

Phát hiện 5 thùng tôm có chứa tạp chất

Sáng ngày 19/6, Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, vừa bắt quả tang một trường hợp đang vận chuyển tôm có chứa tạp chất Agar và CMC.
Giải pháp nào kiểm soát an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống của Thủ đô?

Giải pháp nào kiểm soát an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống của...

Thành phố Hà Nội hiện có 454 chợ, gồm 15 chợ hạng I, 65 chợ hạng 2, 311 chợ hạng III, 63 chợ chưa phân hạng.