Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

21:49 | 11/08/2022

DNTH: Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.

Mục tiêu chung của Đề án là xây dựng, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật

Đề án cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể hoàn thành việc rà soát, đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn; nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được nâng cao.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh được bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật.

Đồng thời, nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong hỗ trợ người dân tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật.

Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp được nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật cho người dân.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đặt ra 5 nhiệm vụ và giải pháp gồm:

1- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật;

2- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân;

3- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh;

4- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật;

5- Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân của các cơ quan, tổ chức.

Thiết lập các điều kiện cần thiết cho người dân chủ động tiếp cận thông tin pháp luật

Trong đó, về rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, Đề án đặt ra nhiệm vụ rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin để đổi mới nội dung, phương thức thực hiện theo hướng Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết cho người dân chủ động tiếp cận thông tin pháp luật.

Đồng thời, rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp để tạo cơ sở huy động nguồn lực xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức và thành viên.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nước ngoài phục vụ hoàn thiện chính sách, thể chế và các mô hình nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin

Một trong các nhiệm vụ cụ thể khác là bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị phục vụ các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các chương trình, đề án được giao.

Bố trí kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, tổ chức đại diện của đối tượng đặc thù để phát huy vai trò của các tổ chức này trong hỗ trợ, nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

Phát huy trách nhiệm xã hội, sự chủ động của các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp để triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2023 – 2030 trong phạm vi cả nước.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại

DNTH: Tình trạng thao túng đấu giá đất như ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua nếu không được kiểm soát, sẽ là lực cản lớn đối với thị trường bất động sản.

CSGT mở cao điểm, công chức vi phạm nồng độ cồn bị gửi giấy về cơ quan

DNTH: Lực lượng cảnh sát toàn quốc sẽ ra quân cao điểm dịp tết 2025 từ ngày 15.12 tới. Trong cao điểm, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức nào vi phạm nồng độ cồn sẽ bị gửi thông báo về cơ quan.

Thu hồi, chấm dứt hoạt động nhiều dự án qui mô tại Kon Tum

DNTH: Ngày 4/12, nguồn tin cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vừa ra quyết định thu hồi, chấm dứt hoạt động 4 dự án quan trọng tại TP. Kon Tum và huyện Kon Plông.

Cẩn trọng bị lừa đảo với dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, mua vé ca nhạc trên mạng

DNTH: Sáng 2/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo lừa đảo liên quan đến dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, chiếm đoạt tiền, thông tin cá nhân trên mạng; lừa đảo bán vé xem các chương trình ca nhạc đang thu hút...

Truy tố 10 bị can trong vụ dự án Đại Ninh

DNTH: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng...

Tiêu hủy hơn 62.000 bao thuốc lá nhập lậu

DNTH: Ngày 27/11, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Tây Ninh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) tiến hành tiêu hủy 62.188 bao thuốc lá ngoại nhập lậu các loại, do ngành chức năng thu giữ, xử lý tịch thu theo quy định...

XEM THÊM TIN