Tăng giá trị nông, thủy sản nhờ sấy bằng năng lượng mặt trời
15:31 | 06/05/2024
DNTH: Công nghệ chế biến và bảo quản có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch. Giải pháp tận dụng nguồn năng lượng mặt trời trong sấy nông sản giúp gia tăng giá trị nông sản, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

Hiện nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất thô, giá trị kinh tế mang lại cho người nông dân chưa cao bằng các sản phẩm khô đã được chế biến sau thu hoạch. Ước tính, 80% nông dân vẫn sử dụng phương pháp phơi sấy tự nhiên. Đây là phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, nhưng phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, an toàn vệ sinh thấp, sản phẩm sấy không đạt chất lượng cao.
Với mong muốn ổn định số lượng và đảm bảo chất lượng, một số cơ sở sản xuất đã đầu tư áp dụng nhiều phương pháp sấy mới, sử dụng các nhiên liệu như than, củi, điện năng. Tuy nhiên, các phương pháp này lại có hạn chế là chi phí khá cao, dễ tồn dư CO2 trên sản phẩm, khó thuyết phục những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ.
Trước thực tế đó, việc tăng cường ứng dụng công nghệ, đưa các thiết bị sấy vào quá trình chế biến, bảo quản nông sản như sấy năng lượng mặt trời (NLMT) là một giải pháp hữu hiệu. Giải pháp có thể tận dụng tối đa nguồn NLMT để sấy các loại nông, thủy, hải sản.

Mô hình chuối sấy NLMT tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, Đồng Nai
Anh Nguyễn Mạnh Tuân - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Năng lượng bền vững Việt Nam (SETECH) cho biết, máy sấy ứng dụng công nghệ NLMT có thể ứng dụng trên quy mô cho hộ gia đình và công nghiệp.
SETECH có nhiều loại thiết bị sấy với năng suất từ nhỏ đến lớn lắp đặt tại hơn 40 tỉnh thành với hơn 70 dự án đã được hoàn thiện. Loại nhỏ nhất từ 50-80 kg tươi/mẻ, loại công suất lớn đạt trên 1 tấn tươi/mẻ, phù hợp quy mô công nghiệp. Máy sấy NLMT bao gồm 4 bộ phận chính: buồng sấy, bộ phận thông gió và tải ẩm, bộ cấp liệu và lấy sản phẩm, bộ cấp nhiệt. Thiết bị sấy được đặt ngoài trời để sử dụng trực tiếp nguồn NLMT.
Quạt ly tâm hoạt động liên tục để thổi khí nóng từ buồng thu hồi nhiệt xuống buồng sấy. Quạt hút lưu chuyển không khí bên trong nhà sấy, lấy khí ẩm ra ngoài. Hai thiết bị trên được điều khiển bằng biến tần dựa theo tín hiệu độ ẩm. Nhiệt độ bên trong máy hoặc có thể điều khiển on/off bằng tay. Lượng nhiệt mặt trời khi đã vào bên trong buồng sấy thì không thể nào thoát ra được, giúp nhiệt độ bên trong nhà sấy luôn cao gấp 1,3 đến 1,5 lần so với bên ngoài. Hơn nữa, nhà sấy rất dễ sử dụng, có thể giám sát và điều khiển từ xa. Vì vậy, người dân có thể chủ động được thời gian bảo quản nông sản.
“Máy sấy sẽ ở mức nhiệt khoảng 60 đến 65oC, không quá cao, giúp sản phẩm giữ được chất lượng tối ưu nhất. Nông sản sẽ không bị biến màu, giảm mùi hương tự nhiên và các chất dinh dưỡng”, anh Tuân phân tích.
Khi trời mưa hay buổi tối, thiết bị sẽ có thiết bị hỗ trợ nhiệt đi kèm. Rơ le tự động sẽ tự động bật để cung cấp nhiệt sấy. So với thiết bị sấy điện trở nhiệt thông thường, thiết bị này chỉ tiêu tốn điện bằng 1/3 điện năng.
Thiết bị sấy rất đa dạng như: hoa quả, nông, thủy, hải sản, bún, bánh, phân bón, vật liệu từ giấy, lá cây. Công nghệ mang lại những lợi ích rõ ràng cho người sử dụng. Cụ thể, thiết bị tiết kiệm từ 30%-80% chi phí vận hành so với các dòng máy sấy động hay tĩnh khác hoặc so với các loại lò sấy đốt than, củi, trấu. Rút ngắn từ 30%-50% thời gian sấy, tiết kiệm chi phí điện năng, không phụ thuộc vào thời tiết. Cùng với đó, chất lượng nông, thủy sản được đảm bảo tốt hơn.

Cơ sở Ant Farm là một trong những cơ sở chế biến thực phẩm sấy khô tại tỉnh Lâm Đồng. Sản phẩm sấy chính tại đây là khoai lang tươi. Với năng suất đòi hỏi tăng cao, đồng thời yêu cầu sự cung ứng cấp thiết, Ant Farm, đã cải tiến phương pháp sấy để thu hoạch mẻ sấy nhanh hơn, kết hợp sấy NLMT và thanh nhiệt của SETECH. Lựa chọn công suất sấy từ 120 - 180 kg tươi/mẻ, diện tích lắp đặt chỉ 7,5 m2, với công suất ở các mức: tối đa 8 kW và trung bình 5 kW. Nhiệt độ sấy lý tưởng nằm dao dộng 30-65 độ C và được tuỳ chỉnh, thiết lập bằng tủ điều khiển.
“Hiệu quả mang lại từ máy sấy khoai lang tươi bằng NLMT là tiết kiệm chi phí điện năng lên đến 60% do sự kết hợp của 2 tính năng sấy. Máy sấy dựa trên NLMT là chủ yếu và chỉ bật bổ trợ nhiệt khi buồng sấy không đủ nhiệt. Nếu như trước đây chi phí chi trả cho các thiết bị sấy điện trong 1 ngày là 1.000.000 đồng, thì máy sấy khoai lang tươi NLMT đã tiết kiệm gần 600.000 đồng,” anh Trung chia sẻ.
Thương hiệu Quán Tân, Hậu Giang là cơ sở chuyên sản xuất khô cá lóc, khô cá thác lác. Cơ sở nổi tiếng ở Vị Thanh, Hậu Giang đã đầu tư máy sấy cá bằng NLMT. Sau khi sấy đã thu được những mẻ cá khô thơm ngon như được phơi nắng tự nhiên và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công đoạn phơi sấy trước đây thường phải mất 4 ngày nắng để đạt được độ khô vừa ý. Nhưng đối với máy sấy cá bằng NLMT của SETECH, thời gian sấy được rút ngắn xuống còn 20-24h/mẻ cá. Đặc biệt, người dùng có thể điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ sấy theo nhu cầu. Từ đó, thu được thành phẩm đồng đều và chất lượng sấy đạt như mong muốn, tỷ lệ thành phẩm cao.
Phạm Khương
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Máy sấy năng lượng mặt trời của SETECH /
- SETECH /
- thủy sản nhờ sấy bằng năng lượng mặt trời /
- Tăng giá trị nông /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy xiết gây ra tại một...
DNTH: Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng diễn ra Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy...
.jpg)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị doanh nghiệp
DNTH: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) từ tự phát trong nhân viên giờ đã trở thành nhu cầu của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về AI và bán dẫn
DNTH: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Đó là nhận định mà Tiến sĩ Christopher Nguyễn, nhà sáng lập công ty Aitomatic, đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán...
Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...
DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn
DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...