Tăng trưởng tín dụng sẽ dễ dàng và được đẩy mạnh trong năm 2025
09:55 | 11/02/2025
DNTH: Tăng trưởng tín dụng nhanh, kết hợp với những biến động bên ngoài về giá hàng hóa và tỷ giá, đã được tính khi đặt mục tiêu lạm phát để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP.
Việt Nam đang trên bước đường tăng trưởng mới
Với mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và tạo nền tảng tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2025 – 2030, một chỉ tiêu dự kiến sẽ tăng trưởng rất cao sẽ là xuất khẩu hàng hóa (tăng 12%), thặng dư thương mại (30 tỷ USD), IIP (9,5%), ….

Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS), phân tích: Thứ nhất, trong năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đã vượt xa chỉ tiêu đề ra, nên mục tiêu này rất có thể đạt được. Tuy nhiên, những chính sách thuế quan của ông Trump có thể là thách thức cho mục tiêu trên. Thuế quan của Mỹ đang đánh vào những nước mà Mỹ có thâm hụt thương mại nhiều nhất, gồm Mexico, Canada và Trung Quốc.
Việt Nam có thể vẫn sẽ là nước được hưởng lợi phần nào trong cuộc chiến thương mại bởi khi ông Trump đánh thuế, Mỹ vẫn sẽ phải nhập hàng hóa từ một khu vực khác.
Thứ hai, thặng dư thương mại được đặt mục tiêu là 30 tỷ USD trong năm 2025, cao hơn 24,8 tỷ USD trong năm ngoái. Đây là một con số khá thách thức, nhưng vẫn có thể đạt được.
Thứ ba, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) dự kiến tăng 9,5% trong năm nay. Mục tiêu năm 2024 là 7 – 8%, nhưng thực tế tăng trưởng là 8,4%, cao hơn so với kế hoạch. "Trong năm 2025, tôi vẫn kỳ vọng mảng sản xuất công nghiệp phục hồi. Năm ngoái, cơn bão Yagi rất nặng nề nhưng việc khôi phục sản xuất công nghiệp rất nhanh và đã có tăng trưởng rất tốt trong giai đoạn cuối năm", ông Sơn chia sẻ.
Thứ tư, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở mức 12%. Trong kế hoạch 2024, đầu năm mục tiêu là 9% và cuối năm đạt kế hoạch. Con số 12% trong năm nay là khá thách thức.
Chính phủ đặt mục tiêu số lượng khách du lịch quốc tế đạt 22 – 23 triệu, cao hơn đáng kể so với 17,5 triệu năm 2024 thông qua giảm thiểu giấy tờ, thị thực; khách nội địa khoảng 120 – 130 triệu, so với 110 triệu của năm 2024. Du lịch sẽ tạo thành một ngành công nghiệp không khói, giúp tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng, bán lẻ hàng hóa đạt mục tiêu 12%.
Ngoài Hà Nội và TP HCM (tăng trưởng 8 – 8,5%) thì các tỉnh thành khác, đặc biệt những tỉnh thành có khu công nghiệp được đặt mục tiêu cao, chẳng hạn như Bắc Giang (tăng 13,6%), Hải Phòng (12,5%), Bắc Ninh (8%), Quảng Ninh, Ninh Bình (12%). Đây là mục tiêu vừa thách thức, nhưng có cơ sở nhất định.
Theo ông Sơn, động lực tăng trưởng trong năm nay sẽ đến từ đầu tư công, trở thành mũi nhọn tăng trưởng kinh tế. Đầu tư toàn xã hội dự kiến hơn 174 tỷ USD, xấp xỉ 33,5% GDP. Trong đó, đầu tư công khoảng 36 tỷ USD, tương đương 875.000 tỷ đồng.
Trong năm 2025, Việt Nam sẽ khánh thành hàng loạt con đường cao tốc. Kế hoạch đầu tư công mạnh mẽ như vậy sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Nếu đầu tư công mạnh thì nhu cầu xây dựng, vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục đi lên. Do đó, những cổ phiếu doanh nghiệp liên quan đến xây dựng, xây lắp và vật liệu có nhiều dư địa phục hồi trong năm 2025.
Về du lịch, trong tháng 1/2025, Việt Nam đã đón 2,1 triệu lượt khách, tăng gần 37% so với cùng kỳ. Du lịch đã có dấu hiệu phục hồi rất rõ ràng so với giai đoạn trước Covid-19.
Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ sẽ là điều kiện rất tốt cho tăng trưởng bán lẻ, hàng hóa tiêu dùng. Trong tháng 1, doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 2,7% so với tháng trước và 9,5% so với cùng kỳ.
Trong năm 2024, khách du lịch đến Việt Nam đã trở lại giai đoạn trước COVID. Sang năm 2025, khách du lịch đã vượt qua giai đoạn trước COVID. Nhờ những biến chuyển này, có thể kỳ vọng du lịch sẽ kích thích sức mua và những yếu tố như dịch vụ, tiêu dùng trong nước sẽ tăng tốt như kịch bản kinh tế 2025.
"Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng kịch bản lạm phát trong năm 2025 có xu hướng cao hơn so với 2024. Ba kịch bản mà Bộ Tài chính đưa ra dự báo CPI bình quân lần lượt là 3,83%, 4,15% và 4,5%. Chính phủ đề nghị chọn kịch bản thứ hai – CPI tăng 4,15%. Ngoài ra, khoảng mục tiêu lạm phát cũng đã được nới rộng hơn so với năm 2024.
Nguyên nhân khiến Chính phủ nâng kịch bản lạm phát lên là bởi mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, kéo theo tăng trưởng tín dụng cũng phải ở mức 16%. Tăng trưởng tín dụng nhanh, kết hợp với những biến động bên ngoài về giá hàng hóa và tỷ giá, đã được Chính phủ tính đến khi đặt mục tiêu lạm phát. Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và những cân đối khác thì đây là một kết quả có thể chấp nhận được.
Tôi nghĩ đây là một giai đoạn xây dựng nền tảng tăng trưởng mới, rất thách thức nhưng cũng có nhiều điểm để kỳ vọng. Tôi khá ấn tượng với mục tiêu tăng trưởng 8%", ông Sơn nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, đây là mục tiêu khá ấn tượng, không chỉ với nhà phân tích mà còn với cả mặt bằng chung thế giới. Chẳng hạn, trong khu vực ASEAN - 6, mức tăng trưởng trung bình chỉ dưới 6%. Trong nước, nhiều địa phương được đặt mục tiêu 12 – 13%. Để đạt được kết quả này, chúng ta cần có sự hành động rất quyết liệt.
Chúng ta cũng đang có những yếu tố hỗ trợ như cải cách hành chính, cơ cấu lại Bộ, ngành. Qua quá trình này, thể chế sẽ trở nên vững mạnh hơn giúp giảm chi phí của nền kinh tế. Đồng thời, Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu giải ngân đầu tư công và tăng trưởng tín dụng cao.
Tăng trưởng tín dụng sẽ dễ dàng
Với mục tiêu tăng trưởng 8% thì tín dụng phải ở mức tương đối cao. Để đổi lấy 1% tăng trưởng GDP thì chúng ta phải cần 2% tăng trưởng tín dụng. Do đó, với mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% thì tín dụng phải ít nhất từ 16 – 18%.

Trong năm Chính phủ cam kết tăng trưởng tín dụng cao thì dư địa tăng trưởng cho hầu hết lĩnh vực sẽ tốt. Một số ngành có lợi thế trực tiếp bao gồm ngân hàng.
Với tăng trưởng 16 – 18% thì dư địa của ngành ngân hàng sẽ rất tốt. Ngoài ra, giai đoạn Việt Nam có tăng trưởng tín dụng cao thì thị trường cũng rất tích cực. Chẳng hạn như 2006 – 2007, khi tín dụng tăng cao và Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những con sóng hàng trăm %.
Giai đoạn hậu COVID, kết hợp với xu hướng tiền rẻ trên toàn cầu thì thị trường chứng khoán cũng có một năm tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2025, với cam kết tăng trưởng như vậy, có thể Chính phủ sẽ nới một chút tín dụng, cung tiền, tạo ra một giai đoạn tín dụng dễ dàng hơn, tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như sản xuất, tiêu dùng phục vụ xuất khẩu, giúp nền kinh tế phục hồi vững vàng hơn. Từ đó, lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết có thể tăng trưởng và thị trường chứng khoán phục hồi rõ nét.
"Tôi tin rằng với một năm tăng trưởng tín dụng dễ dàng và được đẩy mạnh, các ngành phục hồi sẽ tạo ra điểm tựa mạnh cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi số liệu tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm, bởi dòng tiền vào thị trường bám sát tín dụng. Giai đoạn nào tăng trưởng tín dụng cao, dòng tiền dễ dàng hơn thì thị trường sẽ tăng trưởng mạnh hơn.
"Tôi cho rằng xu hướng tăng trưởng mạnh sẽ rơi vào nửa cuối năm, có thể là sau quý II. Giai đoạn tăng tốc tín dụng sau quý II sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành nghề, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Với những yếu tố đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng lợi nhuận và tiếp tục dẫn sóng trong năm 2025”, ông Trần Hoàng Sơn nhận định.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/tang-truong-tin-dung-se-de-dang-va-duoc-day-manh-trong-nam-2025-10150015.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- tín dụng /
- tăng trưởng /
- lạm phát /
- GDP /
- Xuất khẩu /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

MB Cao Bằng – Đối tác tin cậy cho sự phát triển kinh tế địa phương
DNTH: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khai trương MB Cao Bằng tại địa chỉ Số 85-87, phố Kim Đồng, Tổ 12, Phường Hợp Giang, TP.Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, đánh dấu bước chân đầu tiên của ngân hàng tại vùng đất giàu tiềm năng...

Cơ hội để người trẻ “chốt nhà” khi lãi vay xuống dưới 4%/năm
DNTH: Nhiều dự báo cho rằng thị trường bất động sản năm 2025 có thể tăng trưởng tích cực trong bối cảnh nhiều ngân hàng thương mại chủ động điều chỉnh hạ lãi suất cho vay mua nhà ở, căn hộ chung cư… theo chỉ đạo của Chính...

MB tăng tốc gói vay "Dream Home" – Giúp người trẻ chạm tay vào tổ ấm
DNTH: Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) vừa thông báo về thành công của gói vay "Dream Home" dành riêng cho khách hàng trẻ, với dư nợ đạt trên 3.000 tỷ đồng và hơn 2.000 khách hàng được hỗ trợ sau hơn một năm triển khai. Tiếp nối thành công...

VPBank tiên phong cung cấp sản phẩm Thấu chi ứng lương lên tới 80 triệu đồng
DNTH: Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng, hạn mức lên tới 80 triệu đồng, sản phẩm Thấu chi ứng lương của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sẽ giúp người lao động nhanh chóng giải quyết khó khăn khi có nhu...

PVcomBank triển khai gói tín dụng ưu đãi, lãi suất dưới 4%/năm
DNTH: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói tín dụng ưu đãi “Hành trình mới, sống trọn ước mơ” có quy mô lên đến 10.500 tỷ đồng, với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.

PVcomBank ưu đãi chuyển tiền quốc tế trực tuyến cho doanh nghiệp và khách hàng cá nhân
DNTH: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, nhu cầu giao dịch quốc tế của cá nhân và doanh nghiệp ngày một gia tăng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng...
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...