Tạp chí Hoa Kỳ: 4 lý do Việt Nam thành công ngăn chặn Covid-19 dù nguồn lực hạn chế
11:04 | 10/10/2020
DNTH: Tờ Brink News cho biết, thời gian vừa qua, nhiều quốc gia châu Á đã cho thấy khả năng đột phá trong công cuộc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, trong đó đáng chú ý nhất có Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, các quốc gia này đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận mặc dù nguồn lực ít hơn so với nhiều nước phát triển khác như Hoa Kỳ và Ý, nơi đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề từ dịch bệnh.
Không phải mọi quốc gia khu vực Đông Nam Á đều thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Điển hình như Indonesia và Philippines là hai nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ dịch bệnh gây ra. Theo đó, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, bà Manisha đã chỉ ra 4 lý do chính để Việt Nam và Campuchia có thể đạt được những kết quả thành công như vậy.
Dân số trẻ
Nhiều chuyên gia cho rằng, cơ cấu dân số trẻ ở các quốc gia kể trên có thể là một yếu tố giữ tỷ lệ ca nhiễm thấp. Các ý kiến khác lại chỉ ra, thành công trong việc ứng phó với dịch bệnh Covid-19 của các nước này không phụ thuộc lớn vào nguồn lực sẵn có, mà nhờ vào việc xét nghiệm hiệu quả, điển hình như chiến lược 'xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm' của Hàn Quốc. Song, do không đủ nguồn lực để huy động cơ sở hạ tầng xét nghiệm trên diện rộng, Việt Nam và Campuchia đã áp dụng chiến thuật 'cô lập ổ dịch'.
Nguồn: Southeast Asia Covid-19 Tracker, Center for Strategic & International Studies
Cô lập ổ dịch
Các chuyên gia nhận định, đây là chiến thuật xét nghiệm có mục tiêu. Cụ thể, các cơ quan y tế tập trung vào những cá nhân có nguy cơ cao, các tòa nhà hoặc khu vực lân cận, nơi các trường hợp lây nhiễm đã được ghi nhận. Đồng thời, các quốc gia cũng thực hiện truy vết tiếp xúc trên diện rộng. Việt Nam có hệ thống 3 cấp độ để xác định mức độ tiếp xúc với người nhiễm bệnh và mức độ cần thiết thực hiện xét nghiệm cho các đối tượng có tiếp xúc với những người nhiễm Covid-19.
Bên cạnh đó, các quốc gia đã liên tục ban hành hướng dẫn giúp người dân cập nhật được thông tin thường xuyên về diễn biến sức khỏe của cộng đồng. Các nỗ lực truy vết tiếp xúc còn được hỗ trợ bởi ứng dụng di động cho phép báo cáo tình trạng sức khỏe, các trường hợp nghi nhiễm và một ứng dụng khác thông báo cho người dùng về nguy cơ phơi nhiễm.
Việc giám sát cấp địa phương và sự tham gia của cộng đồng đã giúp xác định sớm các ổ dịch có thể bùng phát ở Việt Nam, cũng như thực hiện cách tiếp cận dựa trên nguy cơ phơi nhiễm với bất kể ai dù có biểu hiện nhiễm bệnh hay không. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 do các nhà khoa học đã khẳng định rằng, ngay cả đối với những người không có triệu chứng nhiễm bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm sang người khác.
Sau khi làn sóng dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã thiết lập cơ sở hạ tầng cho hoạt động cách ly người nhiễm bệnh và khách du lịch quốc tế, giảm thiểu phơi nhiễm trong hộ gia đình. Theo thống kê, từ tháng 1 đến tháng 5, Việt Nam có khoảng 200.000 người đã được cách ly phòng bệnh tại các cơ sở tập trung. Đối với Campuchia, mạng lưới khoảng 2.900 nhân viên chăm sóc sức khỏe đã được đào tạo trong tháng 1 và tháng 2 để hỗ trợ phát hiện và truy vết tiếp xúc trong cộng đồng.
Kinh nghiệm ứng phó với các cuộc đại dịch trong quá khứ
Từng trải qua dịch SARS năm 2003 và các đợt cúm gia cầm từ năm 2004 đến năm 2010, ngay từ ban đầu, Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã đề cao mối đe dọa của Covid-19. Y tế được ưu tiên hơn các mối quan tâm kinh tế. Cụ thể, Việt Nam và Campuchia đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới và đưa ra quy định về việc đeo khẩu trang, giãn cách xã hội.
Kinh nghiệm trong quá khứ về việc đối phó dịch bệnh có thể giúp người dân dễ thích nghi với các biện pháp phòng dịch và hiểu được các hành động quyết liệt để ngăn chặn đại dịch là rất cần thiết.
Theo cuộc khảo sát hồi tháng 3, phần lớn người dân Việt Nam đồng ý rằng phản ứng của Chính phủ là "phù hợp", cho thấy mức độ ủng hộ cao của người dân đối với các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Giám sát chặt chẽ
Tại Campuchia, Chính phủ cũng đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh khi có những tính trạng khẩn cấp. Bà Manisha kết luận, xét nghiệm có mục tiêu và sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng trong việc ứng phó với Covid-19 trong bối cảnh các nguồn lực hạn chế. Cho đến nay, Việt Nam và Campuchia là những ví dụ tuyệt vời trong việc ngăn chặn thành công làn sóng Covid-19 khi nguồn lực hạn chế.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- nước phát triển /
- cơ sở hạ tầng /
- khu vực Đông Nam Á /
- Cơ quan y tế /
- Đông Nam Á /
- chuyên gia kinh tế /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá
DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo
DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí
DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...