Chủ nhật, 24/09/2023, 15:08

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Doanh nghiệp

Tập đoàn TH sẽ đầu tư nhiều dự án kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tại Tây Nguyên 

DNTH: Tham gia Hội nghị triển khai phương hướng phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030 diễn ra tại Lâm Đồng ngày 20/11, Anh hùng Lao động Thái Hương cho biết Tập đoàn TH dự kiến đầu tư các dự án công nghệ cao theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở 4 lĩnh vực mà TH đánh giá có tiềm năng lớn. 

Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, là vùng “phên dậu phía Tây của tổ quốc”. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của vùng còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững và có xu hướng chậm lại; GRDP bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội. 

Vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu phát triển vùng Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hoá dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

0X8A9656
Hội nghị triển khai phương hướng phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030 diễn ra tại Lâm Đồng ngày 20/11.

Cần những doanh nghiệp đủ tâm và tầm để phát triển bền vững 

Phát biểu trước Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện, Anh hùng Lao động Thái Hương, nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH cho biết, rất đồng lòng, ủng hộ với mong muốn, kỳ vọng to lớn của Nghị quyết 23, để Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức trên nền tảng phát triển bền vững, tận dụng tối đa toàn bộ nguồn lực của Tây Nguyên, đó là đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, là đất đỏ bazan và trên cơ sở đó mang lại công bằng xã hội và nâng cao mức sống cho người dân ở đây. Không phải vì ngày hôm nay ta cần tăng trưởng, phát triển mà để lại hệ lụy về môi trường cho con cháu sau này.

Anh hùng lao động Thái Hương phát biểu đề xuất 4 hướng phát triển bền vững Vùng Tây Nguyên tại Hội nghị. 
Anh hùng lao động Thái Hương phát biểu đề xuất 4 hướng phát triển bền vững Vùng Tây Nguyên tại Hội nghị. 

Theo nhận định của bà Thái Hương, Tây Nguyên chưa phát triển đúng tầm cỡ. Ở đây chưa có những doanh nghiệp, tập đoàn đủ lớn. 

“Chính phủ cần có những chính sách phù hợp với thực tiễn để lôi kéo tầng lớp này. Với nguy cơ biến đổi khí hậu và mực nước biển tăng hàng năm, Tây Nguyên sẽ là chỗ dựa vững chắc cho tương lai con cháu đời sau, cần được giữ vững bằng con đường phát triển bền vững, với mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn. Bởi vậy, phải có những doanh nghiệp có tâm và tầm, sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, hiệu quả và đưa nông dân địa phương vào chuỗi mắt xích sản xuất”, bà khẳng định. 

Nhắc đến vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên đất, bà Thái Hương bày tỏ mạnh mẽ những lo ngại xuất phát từ thực tiễn mà doanh nghiệp đã trải qua. “Có nhiều khu vực xưa kia là rừng, hàng chục năm trước người dân do thiếu hiểu biết đã chặt phá, rồi lũ lụt cuốn trôi hết, chẳng còn rừng nữa. Có những nguồn đất đai từ những nông lâm trường trả về cho địa phương thì người dân lại đang lấn chiếm và phát triển kinh tế tự phát. Khi chúng tôi làm đề xuất phát triển kinh tế xanh, cần diện tích lâm nghiệp, chính quyền vẫn không dám đưa ra quyết định dù đó là khu vực người dân đã canh tác hàng chục năm rồi, nhưng lý do là đó “vẫn là đất rừng, không được động chạm đến. Tôi mong muốn chính phủ có một nguồn kinh phí và mở lòng cho các địa phương để lập lại bản đồ hiện trạng đất đai Tây Nguyên, từ đó có bộ chính sách ứng xử phù hợp”.

Bộ chính sách đó, bà Thái Hương lấy ví dụ: nếu chúng ta khuyến khích phát triển vành đai trồng rừng, thì cần có hỗ trợ vốn mua giống, chi phí nhân công, chi phí bảo quản…

Còn trồng trên đất lâm nghiệp các loại cây ăn quả và cây thảo dược, cây hương vị, cây gia vị thì phải trồng đa tầng.

Theo bà Thái Hương, để phát triển Tây Nguyên theo bền vững rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp đủ tâm và tầm để áp dụng công nghệ thế giới, đưa người dân cùng phát triển.

Các doanh nghiệp lớn khi đến Tây Nguyên sẽ đủ sức ứng dụng công nghệ cao của thế giới, mang lại những mô hình sản xuất lớn với hàm lượng chất xám cao, tạo ra được những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, chuẩn quốc tế mà vẫn tuân thủ mô hình kinh tế xanh và phát triển bền vững. Công thức thành công này không chỉ có thể áp dụng với ngành chăn nuôi mà cả với việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng Tây Nguyên như cây ăn quả, thảo dược, các loại cây hương vị, gia vị,…

Chu tich Lam Dong trao Quyet dinh dau tu cho ong Arghya Mandal_dai dien HDQT TH
Chủ tịch Lâm Đồng trao Quyết định đầu tưu cho ông Arghya Mandal đại diện HĐQT của Tập đoàn TH.

4 đề xuất phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn vùng Tây Nguyên

Lĩnh vực thứ tư, về du lịch nghỉ dưỡng, dưỡng lão, Nhà sáng lập Tập đoàn TH nêu ý kiến rằng Việt Nam có đủ điều kiện phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề. “Tuy nhiên, cần quy hoạch để tạo ra một công viên du lịch cộng đồng có sự đa dạng. Với bề dày lịch sử hơn 4000 năm, Việt Nam không cần “bê” nguyên một công viên Disney từ Mỹ về mà phải có hồn cốt dân tộc, phải cho thấy rõ nếp nhà nếp sống của thuở hồng hoang thế nào, tinh thần của thời kỳ Bà Trưng, Bà Triệu thế nào, của thời đại Hồ Chí Minh thế nào?” - bà Thái Hương nói.

Đầu tư các dự án theo mô hình kinh tế xanh

Tại sự kiện, Tập đoàn TH ký kết hai biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Đăk Nông và UBND tỉnh Lâm Đồng về phát triển các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao theo định hướng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn trên nền tảng phát triển bền vững ở các lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thảo dược; Thương mại, dịch vụ, du lịch; Công nghiệp khai khoáng. 

TH dự kiến phát triển bò sữa tại Đăk Nông. Tập đoàn cũng đề xuất triển khai tại đây các dự án trồng cây ăn quả và thảo dược ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến sâu, nhà máy chế biến nước tinh khiết tập trung ứng dụng dụng công nghệ cao, trung tâm logistics, dự án khai thác về chế biến sâu bauxite, các dự án phát triển du lịch bền vững...

Với tỉnh Lâm đồng, Tập đoàn TH tiếp tục phát triển dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, trồng cây ăn quả và các loại thảo dược theo hướng đa tầng (theo tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap, Organic) ứng dụng công nghệ cao và chất lượng sản phẩm tốt, có truy xuất nguyên liệu đầu vào rõ ràng, kết hợp chế biến tại chỗ; cũng như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng mang tính bền vững. 

 

Nguyên Nam

Cùng chuyên mục

Những thương vụ M&A ‘bom tấn’ của bầu Thụy

Những thương vụ M&A ‘bom tấn’ của bầu Thụy

Ông Nguyễn Đức Thụy, hay còn được biết với tên gọi "bầu Thụy", là một đại gia đình đám với hàng loạt thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) bom tấn, từ việc mua lại Chứng khoán Vincom, chi hơn 1.000 tỷ mua Khách sạn Kim Liên và mới đây là dự định thâu tóm ThaiGroup với số tiền dự chi lên đến gần 3.000 tỷ đồng.
Tỷ phú USD Trần Bá Dương tuyên bố “lấn sâu” vào nông nghiệp

Tỷ phú USD Trần Bá Dương tuyên bố “lấn sâu” vào nông nghiệp

Với việc trở thành cổ đông lớn của Hoàng Anh Gia Lai và mới đây nhất là đầu tư vào “Dự án Khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp Vùng đồng bằng Bắc Bộ”, tỷ phú trong lĩnh vực ô tô Trần Bá Dương - Chủ tịch Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) đã tuyên bố tái cơ cấu doanh nghiệp, chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp.
Đằng sau khối nợ 530 tỷ đồng của BIDGroup

Đằng sau khối nợ 530 tỷ đồng của BIDGroup

DNTH: Cụ thể là 530 tỷ đồng trái phiếu mà BIDGroup huy động được từ hai đợt phát hành trái phiếu trong giai đoạn tháng 5/2021 - 3/2022.
MIKGroup tiếp động lực cho các bệnh nhi ung thư nhân dịp năm mới

MIKGroup tiếp động lực cho các bệnh nhi ung thư nhân dịp năm mới

DNTH: Chung tay cùng Quỹ Hy vọng (HOPE) san sẻ khó khăn, giúp các gia đình có bệnh nhi ung thư giảm bớt gánh nặng kinh tế cũng như được chăm sóc tốt hơn về tinh thần, Tập đoàn MIKGroup tiếp tục hành trình thắp sáng “Mặt trời Hy vọng” cho em nhỏ đang điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Covid-19 là cơ hội thay đổi toàn diện quản trị doanh nghiệp

Covid-19 là cơ hội thay đổi toàn diện quản trị doanh nghiệp

Không những tận dụng thời gian dịch bệnh để tái cấu trúc doanh nghiệp (DN), nhiều doanh nhân còn tạo ra nền tảng chuẩn bị cho đà phát triển nhanh hơn sau dịch bệnh. Đó là chia sẻ của nhiều doanh nhân trong dịp kỷ niệm 4 năm chương trình "Café Doanh nhân HUBA" vừa diễn ra.
Cổ đông cảng Quy Nhơn tố Ban lãnh đạo 'cố tình làm trái quy định'

Cổ đông cảng Quy Nhơn tố Ban lãnh đạo 'cố tình làm trái quy định'

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp, cổ đông T. V. N tố cáo Ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn cố tình làm trái quy định.
Bất ngờ thành ổ dịch Covid-19, Công ty Poyun Việt Nam của ai, làm ăn thế nào?

Bất ngờ thành ổ dịch Covid-19, Công ty Poyun Việt Nam của ai, làm ăn...

Công ty TNHH Điện tử Poyun Việt Nam là thành viên Tập đoàn Poyun (trụ sở chính tại Đài Loan) chuyên sản xuất linh kiện thiết bị âm thanh. Chủ tịch Công ty là bà Wu Yueh Chiao, quốc tịch Trung Quốc.
MB và Vietnam Post hợp tác toàn diện

MB và Vietnam Post hợp tác toàn diện

DN&TH; Ngày 6/3 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị trên các lĩnh vực hoạt động.