Tập huấn bảo tồn, phát huy loại hình văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số

09:37 | 10/10/2023

DNTH: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2894/QÐ-BVHTTDL kèm theo Kế hoạch tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số, năm 2023 tại các tỉnh: Bắc Kạn, Quảng Bình, Khánh Hòa và Tây Ninh.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mục đích mở lớp tập huấn, truyền dạy nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cácdân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại địa phương; phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số; động viên, khuyến khích đồng bào bảo vệ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Việc tổ chức tập huấn và truyền dạy còn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức văn hóa xã, các đơn vị về công tác quản lý văn hóa ở cơ sở; trang bị kiến thức cơ bản để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch ở địa phương; đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Cụ thể, lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc) dân tộc Chứt gắn với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Bình sẽ được tổ chức vào quý IV năm 2023 (02 ngày, không kể thời gian đi, về tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Lớp tập huấn gồm có 4 chuyên đề: chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa và văn hóa dân tộc; nhận diện nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Chứt tỉnh Quảng Bình - truyền thống và biến đổi (làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng công nghệ 4.0); phương thức bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Chứt trong thời đại mới gắn với phát triển du lịch; công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình - thực trạng và giải pháp.

Thành phần tham gia tập huấn gồm: 100 học viên là người dân tộc Chứt không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có xác nhận của địa phương nơi cư trú; công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã trên địa bàn có người dân tộc Chứt sinh sống (Ban Tổ chức hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại... theo chế độ hiện hành của Nhà nước).

Doc dao lan dieu ka tom – ta lenh cua dong bao Chut hinh anh 2
Làn điệu kà tơm - tà lềnh của đồng bào Chứt.

Tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc Khmer gắn với phát triển du lịch cũng (4 chuyên đề tập huấn) vào quý IV năm 2023 (02 ngày, không kể thời gian đi, về).

Thành phần tham gia tập huấn gồm: 100 học viên là người dân tộc Khmer không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có xác nhận của địa phương nơi cư trú; công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã trên địa bàn có người dân tộc Khmer sinh sống (Ban Tổ chức hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại... theo chế độ hiện hành của Nhà nước).

Dự án Biên cương xanh: Tặng dàn nhạc ngũ âm cho đồng bào Khmer xã Tân Đông, Tây  Ninh - Báo Phụ Nữ
Nghệ thuật múa trống Chhay Dăm của người Khmer ở Tây Ninh.

Tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống và kỹ thuật làm ra bộ trang phục truyền thống dân tộc Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Kạn vào quý IV năm 2023 (03 ngày, không kể thời gian đi, về).

Nội dung tập huấn tại Bắc Kạn gồm 6 chuyên đề: bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; nét đặc trưng và giá trị, ý nghĩa của bộ trang phục truyền thống trong đời sống người Sán Chỉ; những thách thức trong công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch trong thời đại công nghệ 4.0; nhận diện di sản trang phục truyền thống của người Sán Chỉ ở Bắc Kạn; một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của trang phục truyền thống của người Sán Chỉ ở Bắc Kạn hiện nay; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất trang phục truyền thống của dân tộc Sán Chỉ huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Thành phần tham gia tập huấn gồm: 110 học viên là người dân tộc Sán Chỉ không hưởng lương từ ngân sách và có xác nhận của địa phương nơi cư trú; công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã trên địa bàn có người dân tộc Sán Chỉ sinh sống (Ban Tổ chức hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại... theo chế độ hiện hành của Nhà nước).

Hát giao duyên (hát Sình ca) của người Sán Chỉ tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Tại  thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Raglay gắn với phát triển du lịch tại tỉnh. Có 4 chuyên đề tập huấn tại tỉnh Khánh Hòa, gồm: Tuyên truyền, phổ biến Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”; Tổng quan về các dân tộc thiểu số và công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Đặc điểm và vai trò, ý nghĩa của dân ca, dân vũ, dân nhạc trong đời sống của đồng bào Raglay ở tỉnh Khánh Hòa và Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Raglai gắn với phát triển du lịch trước những thách thức của thời đại công nghệ 4.0.

Thành phần tham gia tập huấn gồm: 112 học viên là người dân tộc Raglay không hưởng lương từ ngân sách và có xác nhận của địa phương nơi cư trú; công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã của huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh (Ban Tổ chức hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại... theo chế độ hiện hành của Nhà nước).

Nghệ thuật cồng chiên của dân tộc Raglai ở Khánh Hòa.

Theo đó, Vụ Văn hóa dân tộc được phân công là đơn vị đầu mối tham mưu lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định, Kế hoạch tổ chức, thành lập Ban Tổ chức, mời Báo cáo viên và phê duyệt danh sách học viên lớp tập huấn; thẩm định, nhận xét nội dung các chuyên đề tập huấn; biên tập, sửa chữa và in ấn để cung cấp tài liệu cho học viên lớp tập huấn; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch;

Văn phòng Bộ: phối hợp, hướng dẫn Vụ Văn hóa dân tộc xây dựng dự toán và thực hiện thanh quyết toán theo quy định;

Vụ Kế hoạch, Tài chính: phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc thẩm định dự toán và hướng dẫn triển khai theo quy định;

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Quảng Bình, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bắc Kạn phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc cùng các đơn vị có liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện theo Kế hoạch; khảo sát điều kiện để tổ chức lớp tập huấn (địa điểm, hội trường, cơ sở lưu trú); lựa chọn và lập danh sách Ban Tổ chức, Báo cáo viên và học viên tham gia lớp tập huấn; phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc mời đại biểu, phóng viên trên địa bàn tham dự khai mạc lớp tập huấn; triệu tập học viên dự lớp tập huấn đúng thành phần và thời gian theo Kế hoạch.

Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách Trung ương năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thí sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025

DNTH: Sau vòng sơ khảo, cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 đã tìm kiếm được 30 ứng viên tài năng, xinh đẹp để bước vào vòng chung kết, trong đó, đại diện đến từ Hà Tĩnh tự hào dẫn đầu bình chọn danh hiệu người đẹp...

“Tự nguyện” – Thanh âm bất diệt tri ân báo chí cách mạng Việt Nam

DNTH: Tác phẩm đặc biệt mang tên 'Tự nguyện' - một trong những điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vừa qua.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025

DNTH: Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã nêu bật những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí, thành quả lao động, sáng tạo của các nhà báo –...

Người sở hữu bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo "cổ"

DNTH: Ông Huỳnh Minh Hiệp, một kỷ lục gia và nhà sưu tầm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu kho tàng vô giá: Bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo. Trong đó có nhật báo từng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều tờ có tuổi...

Khẳng định vai trò tiên phong của báo chí trong hành trình 100 năm đồng hành cùng dân tộc

DNTH: Sáng 19/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025.

Thành lũy liên hoàn, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ kinh đô Hoa Lư xưa

DNTH: Kết quả khai quật khảo cổ tường thành Dền tại tỉnh Ninh Bình vào cuối tháng 5/2025 cho thấy một hệ thống thành lũy liên hoàn, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ kinh đô Hoa Lư xưa.

XEM THÊM TIN