Tập huấn “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”

14:01 | 17/05/2024

DNTH: Ngày 17/5 tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức khóa tập huấn “Kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương”.

z5449417389874_a02ffe58a6c815ba52dd7f149453cf9f
Khóa bồi dưỡng thu hút gần 40 phóng viên đến từ các cơ quan báo chí tham gia.

Chương trình tập huấn được tổ chức trên tinh thần nhiệt tình trao đổi, nêu ý kiến, đóng góp để các nhà báo, phóng viên sẽ tăng cường sự hiểu biết và nhận thức về các vấn đề liên quan đến các nhóm dễ bị tổn thương. Thông qua đó, đưa tin thật khách quan và chính xác, giúp nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này.

Tham dự lễ khai giảng khóa học có ông Lê Quốc Trung, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cố vấn cao cấp của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Cùng các giảng viên bao gồm PGS. TS Đinh Thị Thuý Hằng - Cố vấn cao cấp và Nguyên Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Nhà báo Đặng Thị Huệ, Nguyên Phó Giám đốc Hệ Phát thanh dân tộc Đài tiếng nói Việt Nam. PGS. TS Lê Lan Chi, Chủ nhiệm Khoa Tư pháp hình sự Trường đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

z5449417397254_034d69aa3e1645a250304e6830efb9f2
Bà Phạm Thị Kiều Loan - đại diện Dự án Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phát biểu tại khóa bồi dưỡng.

Lớp học có sự tham gia của gần 40 phóng viên đến từ các cơ quan báo chí tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, An Giang, Lào Cai, Hoà Bình, Cao Bằng, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Ninh Bình… Trong khuôn khổ khóa tập huấn này, các nhà báo, phóng viên sẽ thảo luận, trao đổi xoay quanh 3 nhóm đối tượng, bao gồm: phụ nữ, người khuyết tật, và LGBTI.

z5449417356943_0f035e10305f1d83a0a84ce1dbb76278
Khách mời khiếm thính đại diện nhóm dễ bị tổn thương chia sẻ tại khóa bồi dưỡng.

Phân biệt đối xử với phụ nữ, người khuyết tật và LGBTI là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các cơ hội và sự tham gia bình đẳng của họ trong xã hội. Trong vai trò cung cấp thông tin phù hợp, chính xác và khách quan cho người dân, các cơ quan thông tấn, báo chí và nhà báo có trách nhiệm bảo vệ mọi thành viên trong xã hội khỏi sự phân biệt đối xử.

Báo chí và các phương tiện truyền thông giúp thu hút sự chú ý của công chúng về các vấn đề phân biệt đối xử và quyền lợi chính đáng của một số nhóm nhất định trong xã hội đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm, xóa bỏ định kiến xã hội về các nhóm người trong xã hội. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin cần thiết về các dịch vụ và cơ hội dành cho nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là những thay đổi về luật và chính sách của nhà nước, cũng là một bước quan trọng nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia tích cực hơn vào xã hội.

Theo ông Lê Quốc Trung, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cố vấn cao cấp của Trung tâm Bồi Dưỡng nghiệp vụ báo chí chia sẻ, ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh sự nỗ lực của nhiều nhà báo và cơ quan báo chí trong việc cung cấp kịp thời cho công chúng thông tin về các nhóm dễ bị tổn thương nhằm bảo vệ, chống lại mọi sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ. Cũng còn nhiều cơ quan báo chí vẫn chưa thể hiện sự quan tâm đầy đủ trong việc làm sáng tỏ các quan niệm sai lầm và xóa bỏ các định kiến xã hội về các nhóm thường hay bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Để khắc phục tình trạng này rất cần sự tham gia chung tay của các nhà báo, phóng viên. Các cơ quan báo chí, các nhà báo cần có trách nhiệm bảo vệ mọi thành viên trong xã hội trong vai trò cung cấp thông tin phù hợp, chính xác và khách quan cho công chúng. Việc đưa tin khách quan, chính xác sẽ giúp nâng cao nhận thức của công chúng về quyền lợi của các nhóm dễ bị tổn thương; góp phần chống phân biệt đối xử và làm giảm thành kiến của xã hội đối với họ, qua đó, thúc đẩy một xã hội Việt Nam hòa nhập và bình đẳng hơn.

Báo chí và phương tiện truyền thông cũng góp phần quan trọng tạo nên những tiến triển tích cực trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn. Đặc biệt là Công ước quốc tế và các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD). Hai hiệp ước này khẳng định một nguyên tắc then chốt là "Tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và phẩm giá". Không khoan nhượng đối với sự phân biệt đối xử trên bất kỳ cơ sở nào, bao gồm cả giới tính, khuyết tật hoặc địa vị xã hội."

z5449417378741_2832d1e01f5d48ff33116f286f890095
Các nhà báo, phóng viên tham gia khóa bồi dưỡng chụp ảnh lưu niệm cùng ban tổ chức.

Khoá tập huấn đã diễn ra sôi nổi với những trao đổi thẳng thắn, trực diện về các vấn đề, những hạn chế, thực tiễn được nêu bật, hoạt động cá nhân và làm việc nhóm được sắp xếp khoa học đã góp phần tạo nên hiệu quả cho chương trình.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN