“Tay chơi mới” tại siêu dự án Khu đô thị Gia Lâm

14:56 | 21/09/2019

DNTH: Khu đô thị Gia Lâm trước nay vẫn được biết đến như một siêu dự án của Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm (Gia Lâm Urban), với tổng diện tích lên đến 420ha và tổng mức đầu tư hơn 87.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Gia Lâm sẽ không còn là chủ đầu tư duy nhất của dự án này khi các văn bản mới đây của Hà Nội, đã cho phép sự xuất hiện của những tay chơi mới…

Ngày 14/8/2019, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4342/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị Gia Lâm, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho Công ty TNHH Bất động sản Minh Tân Hà Nội (Minh Tân Hà Nội).

Theo đó, phần dự án chuyển nhượng gồm 2 lô đất với tổng diện tích gần 3,8ha. Trong đó, lô đất B3-CT03 có diện tích 18.826 m2; Lô đất B3-CT06 có diện tích 18.699 m2.

Cả 2 lô đất này cùng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào hôm 13/6/2019 – tức là khoảng một quý trước. Chúng cùng được quy hoạch để xây dựng các khối nhà cao tầng.

Với B3-CT03 là 3 khối nhà L26, L26M và T30M có quy mô cao 26 và 30 tầng (không kể tum thang), bên dưới là 01 tầng hầm chung mở rộng hết lô đất; Với B3-CT06 là 3 khối nhà L27, L27M và U38 có quy mô cao 27 và 38 tầng (không kể tum thang), bên dưới là 01 tầng hầm chung mở rộng hết lô đất.

Quyết định của Hà Nội cho biết tổng mức đầu tư của phần dự án chuyển nhượng (tạm tính theo số liệu của chủ đầu tư) khoảng 4.834 tỷ đồng. Song giá trị thương vụ mà hai bên đã giao kèo thì vẫn là một điều bí ẩn.

“Tay chơi mới” tại siêu dự án Khu đô thị Gia Lâm - ảnh 2

Mặt bằng tổng thể siêu dự án Khu đô thị Gia Lâm 420ha. (Ảnh: Internet)

Nhấn mạnh rằng trước đó 2 tháng  - ngày 24/6/2019, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 3377/QĐ-UBND về việc cho phép Gia Lâm Urban chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị Gia Lâm cho Công ty TNHH MTV tư vấn và kinh doanh bất động sản TCO (TCO).

Phần dự án chuyển nhượng này lớn hơn phần mà Minh Tân Hà Nội đã nhận gấp nhiều lần, với mục đích sử dụng đất cũng đa dạng hơn hẳn, lên tới hơn 34,6ha (theo Giấy chứng nhận quyền sử  dụng đất số CR 002712 ngày 22/3/2019), bao gồm: Đất ở biệt thự, đất ở nhà vườn, đất ở liền kề, đất nhà ở thương mại dịch vụ kết hợp ở.

Phần đất ở biệt thự (ký hiệu BT) có tổng diện tích đất 105.746 m2 (trong đó gồm 1.678 m2 đất cây xanh nhóm nhà ở) với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng khoảng 60%, tầng cao 3 tầng; Đất ở nhà vườn (ký hiệu BTSL) có tổng diện tích đất 161.387 m2, với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng khoảng 75%, tầng cao 4 tầng; Đất nhà ở liên kế (ký hiệu LK) có tổng diện tích đất  28.957 m2, với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng khoảng 80-90%, tầng cao 4 tầng; Đất nhà  ở kết hợp thương mại dịch vụ (ký hiệu SH) có tổng diện tích đất 50.167 m2, với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Mật độ xây dựng khoảng 90%, tầng cao 4 tầng.

Tổng mức đầu tư của phần dự án chuyển nhượng (tạm tính theo số liệu của chủ đầu tư) khoảng 11.287 tỷ đồng – tức là gấp khoảng 2,3 lần so với quy mô tạm tính cho phần dự án mà Minh Tân Hà Nội đã nhận chuyển nhượng.

Tay chơi mới…

Cả Minh Tân Hà Nội và TCO đều là những pháp nhân mới toanh trên thị trường. TCO hơn một tuổi – thành lập tháng 06/2018; Còn Minh Tân Hà Nội thậm chí mới được 4 tháng – thành lập hạ tuần tháng 05/2019.

Tuy nhiên, lịch sử non trẻ của 2 doanh nghiệp này thực ra không có điều gì bí ẩn hay đáng lo ngại. Ai cũng hiểu chúng chỉ là những SPC (Segregated Portfolio Company - công ty với danh mục đầu tư riêng biệt) được lập ra cho để đứng “deal” với Gia Lâm Urban. Quan trọng là cái tên đứng sau!

Và đó hẳn phải là những cái tên xứng tầm. Dự án mà Minh Tân Hà Nội và TCO nhận về không dành cho các tay non.

Về TCO, theo dữ liệu của VietTimes, chủ sở hữu của doanh nghiệp hiện đăng ký vốn điều lệ ở mức 2.000 tỷ đồng này là Công ty cổ phần Đầu tư TCO Việt Nam (TCO Development). Còn Minh Tân Hà Nội, cổ đông sáng lập và là công mẹ của SPC hiện đăng ký vốn điều lệ 1.201 tỷ đồng này là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Minh Tân (Minh Tan Urban LLC).

“Tay chơi mới” tại siêu dự án Khu đô thị Gia Lâm - ảnh 3

Thảo Điền Investment và Minh Tan Urban LLC từng hợp tác kinh doanh tại Dự án Masteri (Quận 2, Tp. HCM). Còn TCO Development cũng từng bắt tay với Thảo Điền Investment để phát triển dự án M-One Nam Sài Gòn (Q.7, Tp.HCM).

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, cả TCO Development và Minh Tan Urban LLC đều từng có mối gắn bó với Công ty CP Đầu tư Thảo Điền (Thảo Điền Investment). Và giống Thảo Điền Investment, hai pháp nhân này cùng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Nhóm Thảo Điền Investment và Techcombank, như VietTimes đã đề cập trong các bài viết gần đây, đã lưu bóng lên cả những thương vụ chuyển nhượng tại đại dự án Trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son, một dự án vốn chung chủ với siêu dự án Khu đô thị Gia Lâm./.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN