Tết đến xuân về ghé chơi các lễ hội truyền thống ở Ba Vì

08:59 | 04/02/2019

DNTH: Đến với Ba Vì (TP Hà Nội) du khách không chỉ thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Du khách còn có cơ hội tham gia vào các lễ hội sôi động nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về.

Lễ hội ở Ba Vì hiện nay tuy có nhiều sự đổi mới nhưng vẫn giữ nguyên được những giá trị truyền thống độc đáo. Các lễ hội thường có 02 hợp phần: phần Lễ và phần Hội.

Phần lễ bao giờ cũng tiến hành trước bao gồm nhiều hình thức tế tự, rước sách mang nặng tính tâm linh như: dâng hương, tế lễ...với những nghi thức rất đặc trưng, tạo ra một không khí thâm nghiêm, linh thiêng, trang trọng.

Sau phần lễ là phần hội, chủ yếu là các hoạt động vui chơi giải trí của người dân với nhiều trò chơi mang tính truyền thống: đánh cờ, kéo co, đấu vật, chọi gà...

1.       Lễ hội Khê Thượng (xã Sơn Đà, Ba Vì, TP Hà Nội)

Khê Thượng là một ngôi làng cổ nằm ven sông Đà. Vào những ngày đầu năm làng mở hội thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử Việt Nam. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 7 tháng Giêng.

Nghi thức đầu tiên được tiến hành vào tối 30 Tết với ý nghĩa tiễn đưa Đức Thánh Tản Viên qua sông Đà về núi Nghĩa Lĩnh để lễ tết bố vợ của Ngài. Chiều ngày mồng 2 người làng đã chuẩn bị kiệu, cờ trống, hương án bên bờ sông Đà để bái vong Ngài ở núi Nghĩa Lĩnh để rước Ngài về.

Tết đến xuân về ghé chơi các lễ hội truyền thống ở Ba Vì
Lễ hội làng Khê Thượng (xã Sơn Đà, Ba Vì, TP Hà Nội)

Sang  sáng mùng 3 Tết cả làng sẽ mở hội tưng bừng với nhiều trò chơi nhộn nhịp ở sân đình như:chọi gà, đấu vật, chơi cờ, tổ tôm và còn có hát chèo, cùng các trò chơi, cuộc đua khác.Trò đấu vật là trò đặc biệt được chú ý đến, họ gọi là đấu vật thờ Thánh, nhằm khuyến khích tinh thần thượng võ của nhân dân, đồng thời nhắc lại sự kiện chiến thắng của Sơn Tinh với Thuỷ Tinh nhờ sức lực và lòng dũng cảm.

2.       Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh (xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội)

Tết đến xuân về ghé chơi các lễ hội truyền thống ở Ba Vì
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tổ chức vào 14 tháng Giêng

Lễ hội đền Thượng, đền Trung, đền Hạ tưởng nhớ công đức của Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) - vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" theo quan niệm dân gian của người Việt đã được khai mạc trọng thể tại đền Hạ, xã Minh Quang, huyện Ba Vì ( TP Hà Nội). Lễ hội được tổ chức vào 14 tháng Giêng.

Sau lễ tế, lễ rước thánh của nhân dân trong vùng và du khách thập phương, nhiều hoạt động văn hóa, dân gian đặc sắc như ném còn, cồng chiêng, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy…

3.       Lễ hội truyền thống Đình làng Chu Quyến- Chu Minh (xã Chu Minh, Ba Vì, TP Hà Nội)

Tết đến xuân về ghé chơi các lễ hội truyền thống ở Ba Vì
Lễ hội đình làng Chu Quyến có tục rước nước

Lễ hội truyền thống Đình làng Chu Quyến, xã Chu Minh (Ba Vì, TP Hà Nội) diễn ra từ ngày 13-15 tháng Giêng. Ngoài các nghi thức tưởng nhớ thành kính, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ, vật dân tộc, ca hát thu hút đông đảo người dân trong vùng tham gia.

Lễ hội có tục rước nước, đây là một cách giáo dục con cháu rất đặc biệt. Sông Hồng chảy qua làng Chu Quyến có hai dòng trong và đục, dòng sông đục là nước của sông Thao, dòng trong là nước sông Đà. Trong ngày lễ hội người ta lấy nước trong từ giữa dòng rước về để tắm cho các bức tượng Thánh trong Đền với mong ước được thần thánh, phật độ trì cho dân làng quanh năm mạnh khỏe.

4.       Lễ hội truyền thống Đình Tây Đằng (thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, TP Hà Nội)

Đình Tây Đằng thờ Tam vị Thánh Tản (Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh) thuộc thời kỳ Hùng Vương làm Thành hoàng – các vị thần được coi là những anh hùng văn hóa trong lịch sử dân tộc, có công phù trì giúp cho cuộc sống của nhân dân và được tôn vinh phụng thờ trong các di tích. Đình Tây Đằng là một ngôi đình lớn của xứ Đoài, là một trong những ngôi đình có niên đại tạo dựng sớm vào bậc nhất ở nước ta. Theo Luật Di sản văn hóa, năm 2014, Đình Tây Đằng đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định và cấp Bằng công nhận xếp hạng di tích kiến trúc đình Tây Đằng là di tích Quốc gia đặc biệt.

Lễ hội đình Tây Đằng đều mang đậm nghi lễ của cư dân nông nghiệp, đó là lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng.

Tết đến xuân về ghé chơi các lễ hội truyền thống ở Ba Vì
Đình Tây Đằng là di tích Quốc gia đặc biệt

5.       Lễ hội Vân Sa- Tản Hồng (xã Tản Hồng, Ba Vì, TP Hà Nội)

Vào ngày mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng, để tưởng nhớ tới công đức của liệt nữ Ngũ Nương và Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn. Trung tâm lễ hội là đình và miếu của làng. Lễ hội làng Vân Sa bao gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội. Phần Lễ được tổ chức thành kính qua các cuộc tế lễ trước anh linh các vị thành hoàng làng.

 Là lễ hội làng nghề đặc trưng, lễ hội Vân Sa gắn liền với tín ngưỡng phồn thực của dân cư nông nghiệp. Tục rước bông, rước nõ và rước ảnh bà Ngũ Nương thể hiện sinh động nguyên lý Mẹ và tín ngưỡng sinh sôi nảy nở của người Việt.

Tết đến xuân về ghé chơi các lễ hội truyền thống ở Ba Vì
Lễ hội Vân Sa - Tản Hồng vào mùng 4 và 5 Tết Nguyên đán

6.       Tết Người Mường

Theo quan niệm truyền thống của xứ Mường, Tết không bắt đầu vào ngày Ông Công, ông Táo như của người Việt. Ngày Xuân chỉ thực sự bắt đầu từ 27 tháng Chạp. Từ ngày này, chợ Tết cũng mới được mở ra. Vào dịp Tết, mỗi gia đình đều mổ một con lợn, dù to hay nhỏ để làm cỗ mời anh em, bạn bè, hàng xóm chung vui.

Đặc biệt, Tết người Mường ở Ba Vì không thể thiếu bánh chéo kheo. Bánh chéo kheo được làm từ bột nếp, có nhân đậu xanh đồ chín trộn với mật. Bánh được gói bằng lá hó (một loại lá cây mọc trên núi) thành hình trụ, dài khoảng 7-10 phân và mỗi lá phải gói hai chiếc bánh, gấp lại thành một đôi, tượng trưng cho tình yêu đôi lứa thắm thiết, bền chặt.

 Theo Thủy Tuyển

Thương Trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN