Thách thức lớn nhất với ngân hàng Việt không hẳn là Covid-19
10:05 | 30/11/2020
DNTH: Thay vào đó, chỉ riêng 11 ngân hàng niêm yết, áp lực cần tới hơn 9,3 tỷ USD đang đặt ra và nan giải.
Tính đến cuối tháng 8/2020, vốn điều lệ toàn khối NHTM cổ phần chỉ tăng được 1,9%, khối NHTM nhà nước chỉ tăng 0,03% so với cuối 2019.
Phiên cuối tuần qua (27/11), giá cổ phiếu HDB của HDBank kịch trần biên độ trong ngày chia tách thực hiện trả cổ tức đợt 2 bằng cổ phiếu. Mức chi trả cổ tức năm nay của ngân hàng này có những khía cạnh đáng chú ý, đặt trong tổng thể ngành.

CƠ HỘI TỪ… COVID-19
Điểm đáng chú ý đầu tiên, quá trình hoạt động của HDBank ghi nhận là ngân hàng thương mại (NHTM) đều đặn trả cổ tức bằng tiền mặt nhiều năm qua, nhưng năm nay thực hiện hoàn toàn bằng cổ phiếu.
Với tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung, trả cổ tức bằng cổ phiếu thường đi cùng với e ngại pha loãng và tăng cung. Nhưng với các NHTM Việt Nam hiện nay, trả cổ tức bằng cổ phiếu trở nên cần thiết, giá trị lâu dài cho cổ đông, khi mà ở thời điểm họ cần gia tăng thêm tiềm lực vốn để vượt qua thử thách Covid-19.
Thực tế cho đến nay, trường hợp NHTM phát hành thêm, huy động được nguồn tiền mới để tăng vốn năm nay chỉ đếm được trên đầu ngón tay, như SHB hay SeABank, hoặc cũng chính là HDBank qua trái phiếu chuyển đổi…
Ngay khi đại dịch này bùng phát, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có định hướng: các NHTM không được trả cổ tức bằng tiền mặt, mà dồn nguồn lực để thêm chủ động ứng phó với rủi ro khó lường bởi dịch bệnh.
Với các NHTM, định hướng ứng xử với Covid-19 nói trên trở thành cơ hội. Bởi nhiều năm qua, việc chia cổ tức vẫn đan xen bằng tiền mặt, chia tiền mặt như một áp lực bất thành văn, nhưng chia bằng tiền mặt thì khó tận dụng nguồn lực đó để tăng vốn. Nay, phải (được) thực hiện chia hoàn toàn bằng cổ phiếu, cơ hội nguồn lực được giữ lại, vừa tăng được vốn vừa có thêm điều kiện để nắm bắt cơ hội kinh doanh khác.
Như trường hợp HDBank nói trên, qua hai đợt trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện được lên tới 65%; vốn điều lệ từ 9.810 tỷ đồng tăng mạnh lên 16.088 tỷ đồng. Nếu như truyền thống những năm trước trả bằng tiền mặt, HDBank khó có thể nâng được CAR lên gần 11% như hiện nay (theo Basel II ) để ít nhất là có thêm điều kiện tăng trưởng tín dụng.
Mức tăng 65% cũng có khía cạnh nữa được chú ý, đặt trong tổng thể ngành với cân đối sát sườn. Không nhiều NHTM tăng được mạnh vốn điều lệ năm nay. Dữ liệu thống kê tổng thể của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến hết tháng 8/2020, toàn khối NHTM cổ phần chỉ tăng được 1,9% vốn điều lệ so với cuối 2019; khối NHTM nhà nước thì chỉ 0,03%. Trong khi đó hệ thống vẫn có "cuộc đua âm thầm" về tăng tổng tài sản, vì đây là thị phần; muốn nâng được tổng tài sản phải tăng được nguồn lực vốn điều lệ.
Bên cạnh khối NHTM nhà nước vướng cơ chế đặc thù, khối NHTM cổ phần chỉ tăng được 1,9% vốn điều lệ sau 8 tháng đầu năm 2020 cho thấy nhiều thành viên đã không tăng được vốn, thậm chí đã không thể tăng nhiều năm qua. Điều này dẫn đến áp lực và thách thức, mà không hẳn là Covid-19.
ÁP LỰC HÀNG CHỤC TỶ USD
Đầu tháng 11 này, EFG Hermes - tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu tại các thị trường chứng khoán cận biên - có báo cáo cập nhật về các NHTM Việt Nam.
Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay không phải là Covid-19, mà là thiếu vốn. EFG Hermes nhấn mạnh nhận định đó trong báo cáo, cùng với đánh giá chỉ số ít thành viên có nền tảng vốn mạnh.
Các chuyên gia của EFG Hermes cho rằng dịch Covid-19 sẽ chỉ làm sụt giảm phần nào tốc độ tăng trưởng tín dụng và gia tăng chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng, nhưng không quá lớn. Trong năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo hồi phục mạnh. Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, cầu tín dụng vẫn tăng bền bỉ từ đầu năm tới nay là những yếu tố sẽ hỗ trợ các ngân hàng sớm vượt qua khó khăn.
Trong khi đó nhu cầu tăng vốn vẫn là bài toán nan giải. Theo tính toán đưa ra trong báo cáo, 11 ngân hàng niêm yết thuộc phạm vi báo cáo phân tích ước tính cần bổ sung lượng vốn khoảng 216.454 tỷ đồng (hơn 9,3 tỷ USD), tương đương 42% tổng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này tại cuối quý 2/2020.
Tính toán nhu cầu vốn nói trên được EFG Hermes đưa ra dựa trên 4 yếu tố: nhu cầu tăng trưởng, trích lập trái phiếu VAMC, rủi ro tiềm ẩn của các khoản mục ngoại bảng và cuối cùng là quy mô các khoản mục lãi dự thu, khoản phải thu.
Và theo đánh giá của tổ chức này, chỉ có 3 NHTM bao gồm HDBank, Techcombank và Eximbank được đánh giá có đủ lượng vốn cần thiết, thậm chí có phần dư thừa.
Trong ba thành viên trên, nếu như Techcombank từng có bước tăng vốn rất mạnh trong năm 2018 cũng như đang sở hữu tỷ lệ CAR lên tới 16,7%, HDBank cũng vừa tăng được tới 65% vốn nói trên, thì Eximbank lại là trường hợp gặp khó khăn trong tăng vốn những năm gần đây.
Nếu theo đánh giá của EFG Hermes, Eximbank có đủ lượng vốn cần thiết (dựa trên 4 yếu tố mà tổ chức này đưa ra nói trên) thì có thể nhìn đến khía cạnh khác. Ngân hàng này có quy mô tổng tài sản sụt giảm đáng kể thời gian qua. Theo đó, với trường hợp khó hoặc chưa tăng được vốn, tái cơ cấu lại danh mục tài sản cũng là một hướng cân đối - điều đã từng thể hiện ở lát cắt lớn tại VietinBank trong năm trước khi mà không tăng được vốn sau nhiều năm.
Tuy nhiên, VietinBank, hay khối NHTM nhà nước như Vietcombank, BIDV và Agribank, triển vọng tăng vốn điều lệ đang mở ra. Một phần (Agribank) được ngân sách cấp mới, phần đang kỳ vọng là nguồn lợi nhuận giữ lại những năm qua được chuyển thành chia cổ tức để tăng vốn điều lệ.
Dù vậy, như trên, chỉ với 11 NHTM niêm yết mà EFG Hermes đánh giá và tính toán cũng đã cần tới hơn 9,3 tỷ USD để tăng vốn. Với toàn hệ thống, đặc biệt là những trường hợp nhiều năm qua không tăng được vốn điều lệ, đang tự tái cơ cấu…, áp lực cần hàng chục tỷ USD là thách thức hiện hữu.
Minh Đức
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- an toàn vốn /
- áp lực /
- vốn /
- Covid-19 /
- lãi /
- cổ tức /
- tăng vốn /
- lợi nhuận /
- nợ xấu /
- doanh nghiệp /
- ngân hàng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

PVcomBank triển khai gói tín dụng ưu đãi, lãi suất dưới 4%/năm
DNTH: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói tín dụng ưu đãi “Hành trình mới, sống trọn ước mơ” có quy mô lên đến 10.500 tỷ đồng, với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.

PVcomBank ưu đãi chuyển tiền quốc tế trực tuyến cho doanh nghiệp và khách hàng cá nhân
DNTH: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, nhu cầu giao dịch quốc tế của cá nhân và doanh nghiệp ngày một gia tăng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng...

Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên
DNTH: Bộ Tài chính đang khẩn trương hướng dẫn tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Sở hữu ngôi nhà mơ ước dễ dàng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,2%/năm từ VPBank
DNTH: Giấc mơ an cư lạc nghiệp của người trẻ Việt Nam không còn quá xa vời khi VPBank triển khai gói vay ưu đãi lãi suất, chỉ từ 5,2%/năm dành riêng cho nhóm khách hàng dưới 35 tuổi. Với thời gian vay lên tới 25 năm, tỷ lệ vay tới 80% giá...

Tin vui cho giới trẻ khi vay mua nhà
DNTH: Bám sát chỉ đạo Thủ tướng về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) ngay lập tức đưa ra thị trường gói cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 3,99%/năm

Tăng trưởng tín dụng sẽ dễ dàng và được đẩy mạnh trong năm 2025
DNTH: Tăng trưởng tín dụng nhanh, kết hợp với những biến động bên ngoài về giá hàng hóa và tỷ giá, đã được tính khi đặt mục tiêu lạm phát để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...