THACO INDUSTRIES đẩy mạnh cung ứng linh kiện OEM cho các doanh nghiệp FDI và xuất khẩu

16:22 | 25/05/2023

DNTH: Hiện nay xu hướng của những doanh nghiệp lớn trên thế giới tập trung vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm và phân chia hoạt động sản xuất cho bên thứ 3, xây dựng chuỗi sản xuất thông qua việc hợp tác với các công ty sản xuất linh kiện gốc, OEM (Original Equipment Manufacturer), ở nhiều quốc gia. Đây là phương thức kinh doanh giúp tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.

THACO INDUSTRIES đẩy mạnh cung ứng linh kiện OEM cho các doanh nghiệp FDI và xuất khẩu
Tổng quan Trung tâm Cơ khí và các nhà máy công nghiệp hỗ trợ của THACO INDUSTRIES

Nắm bắt cơ hội từ thị trường, Tập đoàn THACO INDUSTRIES thuộc THACO cho biết đã đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tham gia chuỗi cung ứng linh kiện OEM, mang đến giải pháp và hiệu quả tối ưu cho các doanh nghiệp FDI và đẩy mạnh xuất khẩu.

Tận dụng lợi thế, thực hiện chiến lược cung ứng linh kiện OEM

Trên nền tảng gần 20 năm sản xuất linh kiện phụ tùng, THACO INDUSTRIES cho hay đã từng bước làm chủ công nghệ, tích hợp các lợi thế, tiên phong tham gia chuỗi cung ứng linh kiện OEM trọn gói cho các doanh nghiệp FDI và xuất khẩu, phục vụ đa dạng lĩnh vực ô tô, xe máy, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng.

Thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh CNHT theo chuỗi giá trị khép kín, tập đoàn xây dựng mô hình “All in one”, cung cấp thiết kế, sản xuất sản phẩm, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp. Khách hàng có thể đặt sản xuất những bộ linh kiện hoàn chỉnh với dịch vụ trọn gói, thay vì phải đặt nhiều nhà cung cấp như trước đây.

Tiêu chí của các doanh nghiệp khi lựa chọn công ty OEM là công nghệ và năng lực sản xuất. THACO INDUSTRIES có quy mô sản xuất lớn, tổng vốn đầu tư hơn 850 triệu USD, gồm: trung tâm R&D, trung tâm cơ khí và phân khu sản xuất linh kiện phụ tùng.

Máy cắt Fiber laser với tốc độ cắt nhanh, có thể gia công phôi dày đến 25mm

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sở hữu các nhà máy được trang bị hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế như: dây chuyền xả băng - cắt tấm, máy cắt Fiber laser, máy ép thủy lực 1000 tấn, máy phay giường 5 trục, robot cắt nước, robot sơn, máy ép phun nhựa 3.200 tấn, dây chuyền nhiệt luyện tự động…

Đối với thị trường trong nước, với lợi thế nằm trong hệ sinh thái công nghiệp của THACO, có nhiều ngành nghề bổ trợ như logistics, sản xuất lắp ráp ô tô… THACO INDUSTRIES chia sẻ doanh nghiệp đã tối ưu hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí vận chuyển và thời gian cho đối tác, giúp các doanh nghiệp tự chủ nguồn linh kiện, tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.

Về xuất khẩu, đối tác nước ngoài thường đặt yêu cầu cao về chất lượng linh kiện. Đầu tư trung tâm R&D có quy mô lớn tại Việt Nam với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao cùng hệ thống phần mềm thiết kế, mô phỏng hiện đại, THACO INDUSTRIES có khả năng nghiên cứu bản vẽ, phát triển sản phẩm đáp ứng yêu cầu riêng biệt của khách hàng. Đồng thời chú trọng kiểm soát chất lượng chặt chẽ trên từng công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn: ISO 14001:2015, ISO 19001:2015, IATF 16949:2016…

Cung ứng linh kiện trong nước và xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

THACO INDUSTRIES cho biết đã thực hiện mục tiêu kép vừa là nhà cung cấp linh kiện OEM cấp 1, 2 trong nước, vừa là nhà xuất khẩu, thâm nhập vào nhiều thị trường “khó tính” trên thế giới.

Là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn, THACO INDUSTRIES nắm rõ yêu cầu, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng linh kiện OEM theo tiêu chuẩn toàn cầu.

Tập đoàn đang cung ứng linh kiện cho các thương hiệu ô tô, xe máy trong nước như: Toyota, Isuzu, Hyundai, Piaggio…; thiết bị điện tử gia dụng, nội thất, thiết bị xây dựng, nhựa công nghiệp, bảo hộ lao động, vật tư nông nghiệp cho Makitech, Amann, Sharp…

Máy ép phun nhựa 3.200 tấn

Đặc biệt, THACO INDUSTRIES còn xuất khẩu các linh kiện OEM đến các thị trường trọng điểm như: Bắc Mỹ, Bắc Âu, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Campuchia, Israel. Năm 2022, doanh thu xuất khẩu của tập đoàn gần 190 triệu USD và kế hoạch năm 2023 là hơn 375 triệu USD. Việc mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu đa dạng sản phẩm đã giúp tập đoàn từng bước tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Dự kiến, năm 2023, THACO INDUSTRIES cho biết sẽ chi hơn 1.250 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô nhà xưởng; phát triển thêm các dự án sản xuất linh kiện công nghiệp, dân dụng như: sản xuất và lắp ráp board mạch, đúc nhôm áp lực, đúc kim loại, dập nóng…

Đồng thời doanh nghiệp sẽ đầu tư khu công nghiệp cơ khí và CNHT tại miền Bắc và miền Nam nhằm tích hợp lợi thế, tối ưu chi phí logistics, nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị.

Trong thời gian tới, tập đoàn cho hay sẽ tăng cường kết nối với các hiệp hội như VAMI, VASI, HAMEE, EUROCHAM, GBA… để phát triển kinh doanh; nghiên cứu xu thế hợp tác giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Canada, EU nhằm tiếp cận các thị trường tiềm năng.

Với chiến lược đẩy mạnh cung ứng linh kiện theo hình thức OEM, THACO INDUSTRIES chia sẻ đang nỗ lực tạo sự chuyển mình tích cực cho ngành CNHT của đất nước, gia tăng giá trị sản xuất trong nước, khẳng định chất lượng sản phẩm linh kiện phụ tùng Việt Nam trên thế giới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN