Thái Bình: Người chăn nuôi chủ động tái đàn phục vụ thị trường cuối năm
14:45 | 26/10/2022
DNTH: Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cho những tháng cuối năm và phục vụ dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi gia cầm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã và đang tích cực tái đàn, tăng đàn, chuẩn bị mọi điều kiện để cung cấp cho thị trường sản phẩm có chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tập trung tăng đàn
Giá cả chăn nuôi ổn định cộng với dịch bệnh trên đàn gia cầm được kiểm soát là điều kiện thuận lợi để người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn đảm bảo nguồn cung cho thị trường vào dịp cuối năm. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, trong tháng 7 năm 2022, ước tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh là 56,3 nghìn con, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Để đón đầu thị trường tết Nguyên đán, từ đầu tháng 7/2022, gia đình anh Trịnh Công Vinh, xã An Vinh (Quỳnh Phụ) đã chủ động tăng đàn, chăm sóc “vỗ béo” đàn gà để có thể xuất bán vào dịp cuối năm. Anh Vinh chia sẻ, Tết được xem là “thời điểm vàng”, bởi lúc ấy nhu cầu của thị trường về thịt gà rất cao. Vì thế, để có đủ nguồn gà cung cấp cho thị trường tết, gia đình anh đã tăng đàn, đồng thời tích cực chăm sóc, phòng bệnh cho đàn gà.
Được biết, gia đình anh Vinh là hộ chăn nuôi gà lâu năm của địa phương với quy mô chuồng trại có thời điểm lên đến hơn 1 vạn con. Bình quân mỗi tháng gia đình anh xuất ra thị trường từ 5 - 7 tấn gà thịt. Thời điểm này, giá gà đang ở mức cao, gia đình anh vừa xuất bán một lứa với giá 90.000 đồng/kg. Với mức giá này, trừ chi phí vẫn cho thu lãi 20.000 đồng/kg. Phấn khởi vì giá gà tăng, ngay sau khi xuất bán, gia đình anh đã phân loại gà, vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại, tiếp tục tái đàn để chuẩn bị cho lứa gà Tết sắp tới.
Giá gà thịt tăng không chỉ gia đình anh Vinh mà tất cả các hộ chăn nuôi trong tỉnh đều phấn khởi. Tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, giá gà giống cao nên lợi nhuận trong chăn nuôi có nhưng chưa được như kỳ vọng. Sau khi xuất bán, gia đình anh Vinh vẫn duy trì việc tái đàn nhưng sẽ thận trọng chỉ ở mức độ ổn định, bởi theo nhận định của anh, khả năng thị trường gà trong thời gian tới xuất bán nhiều.
Đối với gia đình bà Bùi Thị Là, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ tuy chưa có gà xuất bán trong thời điểm này nhưng gia đình bà đang tràn đầy hy vọng với 3.000 con gà, chỉ gần 1 tháng nữa là có thể xuất bán. Vì vậy, việc chăm sóc được gia đình quan tâm đặc biệt, bảo đảm đàn gà khỏe mạnh, không bị dịch bệnh và có chất lượng thịt ngon.
Bà Là tâm sự: gà nhà tôi đang trong giai đoạn phát triển mạnh, hằng ngày cho ăn đầy đủ và thức ăn cũng không dùng chất kích thích, tăng trọng, mà thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ thú y địa phương. Sau khi xuất bán hết, tùy vào tình hình thực tế, nếu giá gà thịt vẫn ở mức cao gia đình sẽ tái đàn chuẩn bị cho dịp cuối năm.
Nhờ ưu tiên khẩu phần dinh dưỡng phù hợp, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, bảo đảm chất lượng sản phẩm khi xuất bán nên sản phẩm trứng gà và gà thịt của gia đình bà là có đầu ra ổn định, cung ứng cho các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Theo các hộ chăn nuôi trong tỉnh chia sẻ, thời gian này tuy giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao từ 330.000 - 350.000 đồng/1 bao nhưng giá gà lông màu cũng đang được giá từ 85.000 - 95.000 đồng/kg, vì vậy sau khi trừ chi phí người chăn nuôi vẫn có lãi, giá gà đang ở mức cao cùng với đó là sự chủ động chuẩn bị thực phẩm dịp cuối năm nên Nhân dân đang tập trung tái đàn.
Hiện toàn tỉnh Thái Bình có 266 trang trại gia cầm với số lượng từ 1.000 con trở lên. Để việc tái đàn, tăng đàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán đạt hiệu quả kinh tế cao tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường tuyên truyền đến người chăn nuôi nâng cao ý thức chăm sóc, bảo đảm chất lượng đàn gà thịt; chú trọng phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi, áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để đàn gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt; đồng thời, phát triển quy mô nuôi đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Giải pháp để có nền chăn nuôi tự chủ
Ổn định nguồn cung thịt gia cầm từ nay đến cuối năm là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra không chỉ riêng của tỉnh Thái Bình. Ngoài việc đã nguồn cung cấp con giống và chủ động trong phòng chống dịch bệnh là cơ sở quan trọng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của đàn gia cầm, yếu tố quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi vẫn là thức ăn. Trước những tác động của nền kinh tế thế giới và giá nguyên liệu nhập khẩu, tỉnh Thái Bình đã chủ động các giải pháp để có nền chăn nuôi tự chủ.
Theo đại diện lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình: bên cạnh sự chủ động của người chăn nuôi, Chi cục phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân canh tác nguyên liệu sản xuất thức ăn tại chỗ, phối trộn, tạo ra khẩu phần thức ăn phù hợp, lấy đó để giảm dần, hoặc thay thế nguồn thức ăn thành phẩm, dạng hỗn hợp bán trên thị trường. Về lâu dài sẽ phải tính đến bài toán thay thế nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bằng nguyên liệu trong nước.
Để cung ứng sản phẩm gà chất lượng cao cho thị trường tết Nguyên đán, gia đình ông Phạm Văn Tràng xã Vũ Đoài (Vũ Thư) đã bắt đầu tái đàn gà với quy mô hơn 2.000 con. Ông Tràng chia sẻ: những tháng cuối năm, thời tiết diễn biến phức tạp, sức đề kháng của vật nuôi giảm nên rất dễ phát sinh dịch bệnh. Vì thế, đàn gà giống được tôi mua ở địa chỉ uy tín, tiêm phòng đầy đủ trước khi thả nuôi. Ngoài ra, thường xuyên phun tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng nuôi và phát quang bụi rậm để phòng, chống dịch bệnh. Theo ông, người chăn nuôi nên ưu tiên bảo đảm khẩu phần dinh dưỡng phù hợp, ngoài thức ăn công nghiệp, cần linh hoạt tận dụng sản phẩm và phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như cám gạo, ngô, sắn, thóc, đậu tương… tạo nên các khẩu phần thức ăn đủ chất dinh dưỡng, sau đó được ép viên để tiện sử dụng và bảo quản.
Theo nhận định một số chuyên gia trong ngành, việc sử dụng khẩu phần thức ăn được làm từ nguyên liệu có sẵn tại các địa phương đã giúp người nuôi giảm chi phí thức ăn 15 - 20 triệu đồng/1.000 con gà/chu trình nuôi. Đồng thời chất lượng thịt được nâng cao như giảm mỡ, thịt săn chắc, thơm, ngon… để chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là gà) phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, các trang trại phải tìm nguồn thức ăn sẵn có trong nước để hạ giá thành chăn nuôi, kiểm soát phòng chống dịch tốt, phát triển các mô hình chăn nuôi đảm bảo song hành yếu tố hiệu quả, bền vững nhờ đầu vào chuẩn với con giống ưu việt, quy trình chăn nuôi hiện đại giúp tối ưu chi phí vận hành, đầu ra thương phẩm chất lượng cao, được bao tiêu với giá tốt, công nghệ xử lý thải bền vững.
Trong quá trình tái đàn cũng như nhập mới, người chăn nuôi cần phải có kế hoạch rõ ràng, tránh trường hợp cung vượt quá cầu dẫn tới khó tiêu thụ sản phẩm. Từ nay đến cuối năm, dù nguồn cung tăng lên song giá gia cầm vẫn có thể duy trì ở mức cao do hiện nay, các hoạt động kinh doanh dịch vụ đang phục hồi mạnh mẽ, nhất là gần đến cuối năm nhu cầu về thực phẩm này tăng mạnh. Vì vậy, việc chú trọng tái đàn ngay sau khi xuất bán là rất cần thiết, song các hộ cũng cần tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, nghiêm túc chấp hành lịch tiêm vắc-xin và thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng để bảo đảm hiệu quả chăn nuôi.
Anh Tuấn
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- an toàn thực phẩm. /
- gia cầm /
- Thái Bình /
- chăn nuôi /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim
DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh
DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới
DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc
DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...