Thanh Hóa: Nhiều siêu dự án “đắp chiếu ngủ quên”

10:50 | 20/11/2019

DNTH: Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội đã tạo điều kiện cho Thanh Hóa trở thành “chiến địa” mới của nhiều ông “trùm” bất động sản. Nhiều siêu dự án đã được các ông chủ lớn lựa chọn, thay vì biến tiềm năng thành hiện thực thì hiện nay hầu hết các siêu dự án ở Thanh Hóa lại đang “đắp chiếu ngủ quên” gây lãng phí, thất thoát ngân sách.

Sầm Sơn là “thành phố du lịch” nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa, bởi lẽ nơi đây không chỉ có sự đóng góp của du lịch trong cơ cấu ngành, mà còn bởi sức hút đối với các nhà đầu tư. Hiện nay TP. Sầm Sơn đang triển khai 8 dự án du lịch lớn với tổng vốn đầu tư lên đến gần 20 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND TP. Sầm Sơn thì đến thời điểm hiện nay hầu hết các dự án đều triển khai chậm hoặc chưa đúng với tiến độ đề ra trước đó. Tình hình này đã khiến cho đời sống người dân chịu ảnh hương từ các dự án, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Dự án Khu biệt thư Hùng Sơn là một trong những dự án du lịch lớn tại TP. Sầm Sơn thế nhưng 15 năm triển khai, dự án vẫn đang trong tình trạng “giậm chân tại chỗ”. Từ năm 2004, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý giao cho Công ty Đầu tư Xây dựng và kinh doanh nhà Quảng Ninh (nay là Công ty CP Văn Phú Invest), triển khai đâu tư, xây dựng dự án Khu biệt thự Hùng Sơn- Nam Sầm Sơn, thuộc 2 xã Quảng Hùng, Quảng Đại, TP. Sầm Sơn với tổng diện tích 26ha. Kể từ khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đến nay đã 15 năm trôi qua, dự án vẫn gần như “bất động” gây lãng phí tài nguyên đất và nhiều hệ lụy cho chính quyền cũng như người dân địa phương.

thanh hoa nhieu sieu du an dap chieu ngu quen
Dự án Khu biệt thự Hùng Sơn qua 15 năm vẫn còn nguyên trên thiết kế

Không quá khó để gặp những dự án tương tự như dự án Khu biệt thự Hùng Sơn- Nam Sầm Sơn. Cũng tại dự án Khu du lịch biển Golden coast resot của Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh (gia hạn 2 lần). Dự án này với tổng diện tích trên 20ha, thuộc địa phận 2 xã Hải Hòa và Bình Minh, huyện Tĩnh Gia, được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn số 3081/UBND-CN ngày 25/7/2006. Năm 2008, UBND tỉnh đã duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 24/3/2008, yêu cầu chủ đầu tư và chính quyền địa phương phải hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ và tái địmh cư trong quý II/2008. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai, Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh 2 lần có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho giãn tiến độ và đã được chấp thuận. Theo đó, đến 5/2019 dự án phải chính thức được đưa vào hoạt động, thế nhưng đến nay dự án Khu du lịch biển Golden coast resot vẫn kéo dài trong “im lặng”.

Bên cạnh 2 siêu dự án nói trên, dự án có “thâm niên” như dự án Khu du lịch sinh thái Tiên Trang do Công ty TNHH Soto làm chủ đầu tư cũng được nhắc đến. Đây là siêu dự án du lịch sinh thái biển tổng hợp, được quy hoạch các phân khu chức năng như : Khu dân cư, biệt thự, trung tâm thương mại, vui chơi – giải trí sinh thái… và được chia làm 2 dự án gồm: Dự án Khu du lịch, thể thao sinh thái Tiên Trang được UBND tỉnh chứng nhận đầu tư số 26.121.000.025, ngày 31/12/2008 tại các xã Quảng Lợi, Quảng Thạch và Quảng Thái, với tổng diện tích 427.000m2, chủ yếu là đất lâm nghiệp ven biển và một phần đất nông nghiệp; Dự án khu Đô thị du lịch ven biển Tiên Trang tại các xã Quảng Lợi, Quảng Thạch và Quảng Thái, diện tích 448.631m2, được phê duyệt tại Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 02/3/2011.

Không những các siêu dự án du lịch “ngủ quên” trong im lặng mà cả dự án nhiệt điện hàng vài chục nghìn tỉ đồng cũng “đắp chiếu” trong bế tắc. Dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Công Thanh làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư tại công văn số 1694/UBND-TH ngày 23/4/2008. Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu khoảng hơn 21 nghìn tỉ trên diện tích 70ha. Theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điệ lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030. Sau 8 năm kể từ thời điểm khởi công nhà máy cho đến thời điểm này, toàn bộ khu đất để thực hiện dự án mới chỉ được tiến hành san lấp mặt bằng, chưa đầu tư xây dựng công trình trên đất. Dự án “ì ạch” kéo dài nhiều năm gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Theo báo cáo của Ban quản lí Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, hiện Khu kinh tế Nghi Sơn đã và đang khẳng định là một khu kinh tế ven biển có sức hấp dẫn, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư tương đối đồng bộ, hiện đại; thu hút được nhiều dự án đầu tư. Song bên cạnh những tiềm năng đó, vẫn còn nhiều dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Khu kinh tế Nghi Sơn chậm tiến độ, thậm chí chậm tiến độ kéo dài, gây lãng phí tài nguyên, thất thoát ngân sách. Một trong đố đó là dự án Văn phòng làm việc của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sầm Sơn đầu tư tại Khu kinh tế Nghi Sơn và được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn số 2021/QĐ–UBND ngày 4/5/2009, diện tích 1,2 ha. Hay như dự án Cảng tổng hợp Quốc tế Nghi Sơn, được Ban Quản lý KKTNS và các Khu công nghiệp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 458400685 ngày 4/9/2015, điều chỉnh lần thứ nhất ngày 23/5/2016 với diện tích 76,1 ha; Hai dự án mở rộng, xây dựng mới đường giao thông trong nội Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), gồm: Mở rộng đường từ Quốc lộ 1A đến đường Đông Tây 4 đi Cảng Nghi Sơn và đường Bắc Nam 2 (đoạn từ Quốc lộ 1A xã Xuân Lâm đến đường Đông Tây 1 cũng đang "ì ạch" trong công tác giải phóng mặt bằng.

thanh hoa nhieu sieu du an dap chieu ngu quen
Dự án đường từ Quốc lộ 1A đến đường Đông Tây 4 Khu kinh tế Nghi Sơn

Ngoài những dự án tại thành phố dư lịch hay khu kinh tế thì nhiều dự án ở các địa phương tại Thanh Hóa cũng không thoát khỏi tình trạng này. Đơn cử như Dự án tiêu thoát lũ sông Nhơm, tỉnh Thanh Hóa được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3365/QĐ ngày 13/11/2011, trong đó UBND huyện Triệu Sơn làm chủ đầu tư công trình thuộc địa bàn huyện Triệu Sơn; UBND huyện Nông Cống làm chủ đầu tư thuộc địa bàn huyện Nông Cống. Với tổng mức vốn đầu tư dự kiến 624 tỉ đồng, tuy nhiên sau 8 năm triển khai thực hiện, dự án này vẫn “án binh bất động”, nhiều hạng mục công trình còn dang dở. Hay dự án Cụm công nghiệp Thái – Thắng thuộc huyện Hoằng Hóa do Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Đại Dương Xanh làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 200 tỉ đồng. Dự án được khởi công xây dựng tháng 1/2019, bắt đầu đưa một phần dự án vào hoạt động, kêu gọi đầu tư và bàn giao cho các đơn vị thuê hạ tầng tháng 10/2019. Dự kiến khi đi vào hoạt động, Cụm công nghiệp Thái - Thắng huyện Hoằng Hóa sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.180 lao động. Tuy nhiên hiện nay dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, loay hoay trong vấn đề giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ triển khai.

thanh hoa nhieu sieu du an dap chieu ngu quen
Dự án tiêu thoát lũ sông Nhơm vẫn ì ạch sau 8 năm

Cùng với các siêu dự án trên còn có hàng loạt các siêu dự án có “thâm niên” không có hướng đẩy nhanh tiến độ mà vẫn áp dụng “điệp khúc” gia hạn như: Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đức Thịnh; Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân; Dự án xây dựng khu du lịch công viên Biển Xanh; Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Ngọc Lặc....Tất cả vẫn “bất động” nằm trên giấy.

Có thể thấy, Thanh Hóa đang được coi là “thỏi nam châm” thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn với các siêu dự án. Song chất lượng các dự án hầu như chưa được như mong đợi của chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy thời gian gần đây, Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực đưa ra những giải pháp nhằm tháo dỡ khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện để các dự án được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Đồng thời, nghiêm khắc xử lý những nhà đầu tư chây ỳ dẫn đến chậm tiến độ, lãng phí tài nguyên, thất thoát ngân sách./.

Hoàng Linh

(Theo Tạp chí KTMT)

https://kinhtemoitruong.vn/thanh-hoa-nhieu-sieu-du-an-dap-chieu-ngu-quen-10991.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN