Thanh long duy trì giá cao sau Tết do nhu cầu tiêu thụ tăng

16:45 | 05/02/2025

DNTH: Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá bán thanh long ở tỉnh Tiền Giang duy trì ở mức cao và dự báo sẽ kéo dài đến hết tháng Giêng.

Chú thích ảnh
Sơ chế thanh long xuất khẩu tại huyện Chợ Gạo. Ảnh tư liệu: Minh Trí/TTXVN

Theo nhà vườn, giá thanh long tăng cao vì xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại cũng như nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa nhộn nhịp với nhiều sự kiện lễ hội mùa xuân 2025.

Hiện nông dân tỉnh Tiền Giang đang thu hoạch vụ thanh long nghịch mùa do bà con chủ động xử lý kỹ thuật để bán đúng dịp với khoảng 4.000 ha, ước sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn, chiếm 50% trên tổng diện tích thanh long của toàn tỉnh.

Tại huyện Chợ Gạo, vùng chuyên canh trồng thanh long lớn nhất tỉnh Tiền Giang, thương lái hiện thu mua tại vựa với giá 30.000 - 35.000 đồng/kg đối với loại I; 28.000 đồng/kg đối với loại II; 23.000 - 24.000 đồng đối với thanh long loại III. 

Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang có 6.600 ha thanh long, diện tích thanh long đang cho trái 5.545 ha với sản lượng thu hoạch 180.000 tấn/năm; trong đó, diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP khoảng 2.200 ha, theo tiêu chuẩn Global GAP trên 300 ha. Địa phương hiện có 101 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích 5.923 ha tại các thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand cùng 5 mã số cơ sở đóng gói thanh long.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo Cao Tấn Hưởng, thanh long Chợ Gạo đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Đây được xem như giấy thông hành quan trọng để thanh long Tiền Giang có thể thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường khó tính trên khắp thế giới.

Để đảm bảo phát triển bền vững cho cây thanh long trong tương lai, UBND huyện Chợ Gạo định hướng và tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, các doanh nghiệp phối hợp với nhà vườn trồng thanh long tạo được sản phẩm có giá trị để tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như vượt qua những rào cản kỹ thuật của các hiệp định thương mại nhằm hướng đến những thị trường tiêu thụ lớn hơn thông qua con đường xuất khẩu chính ngạch.

Tại vùng chuyên canh, địa phương hình thành các hợp tác xã và tổ hợp tác quy tụ nông dân, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác theo hướng GAP cho ra sản phẩm an toàn và truy xuất nguồn gốc, tăng cường quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại cho nông sản hàng hóa...

Điển hình như Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Hưng Thịnh Phát đã xây dựng vùng trồng cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP với 39 thành viên tham gia sản xuất ở 8 tổ hợp tác tại các ấp trong xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo. Tổng diện tích vườn cây của xã viên là 132 ha với các loại thanh long ruột trắng, ruột đỏ,

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, vùng trồng thanh long xuất khẩu của tỉnh đạt khoảng 8.500 ha, chủ yếu trồng giống thanh long ruột đỏ, cho sản lượng thu hoạch mỗi năm trên 255.000 tấn trái cung ứng thị trường xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 2.300 ha diện tích thanh long được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP; trong đó có 2.196 ha đạt chứng nhận VietGAP và 110 ha đạt chứng nhận Global GAP.

Đến nay, tỉnh Tiền Giang đã có 97 mã số vùng trồng cấp xuất sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia… với 6.250 ha. Đây được xem là giấy thông hành quan trọng để thanh long Tiền Giang có thể thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường khó tính trên khắp thế giới. Tỉnh đang đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có 3.600 ha diện tích thanh long đạt tiêu chí GAP.

Từ năm 2017, tỉnh Tiền Giang đã triển khai Đề án "Phát triển cây thanh long tỉnh Tiền Giang đến năm 2025" với một trong những trọng tâm là ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao chất lượng cùng sức cạnh tranh của trái thanh long trên thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tỉnh Tiền Giang cũng kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất các sản phẩm chế biến đa dạng từ trái thanh long để góp phần giải quyết phần nào sản lượng trái thanh long khi vào mùa thu hoạch rộ.

Theo TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/thanh-long-duy-tri-gia-cao-sau-tet-do-nhu-cau-tieu-thu-tang-20250205091532863.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng

DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...

Nắm bắt cơ hội thị trường mới cho tôm Việt

DNTH: Xuất khẩu tôm Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với 107 thị trường trên toàn cầu.

Kênh tiêu thụ mới cho nông sản và đặc sản địa phương

DNTH: Tây Ninh không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh độc đáo như núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng hay Tòa thánh Cao Đài, mà còn là điểm sáng trong xu hướng kết hợp nông nghiệp sạch với du lịch trải nghiệm.

XEM THÊM TIN