Thầy cô Hà Nội sáng dạy online, chiều quét dọn trường sau lũ

08:37 | 13/09/2024

DNTH: Các trường trên địa bàn Hà Nội linh hoạt hình thức dạy học sau lũ, đối với nơi ngập sâu thầy cô nhanh chóng dọn dẹp sau khi nước rút để học sinh sớm tới trường.

Mặc dù mưa đã ngớt nhưng nhiều trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đặc biệt là ở khu vực gần ven sông, ngoài đê vẫn chìm trong biển nước. Trước tình huống của thời tiết, nhà trường cùng các thầy cô giáo đã chủ động phương án để học sinh không bị trì hoãn học tập.

Huyện Ba Vì đang phải triển khai học tập cả trực tuyến lẫn trực tiếp tùy thuộc từng khu vực cụ thể, riêng đối với xã đảo Minh Châu các trường phải cho các em học tập từ xa vì không thể đến trường.

Trước đó, ít hôm đây vẫn là địa bàn có tỉ lệ cao đi học trở lại sau bão, riêng có trường Mầm non Vật Lại 1 phải di chuyển sang các điểm trường khác học tạm vì nằm tại khu vực vùng trũng thấp.

Tuy nhiên, 2 ngày gần đây, trao đổi với Người Đưa Tin, ông Phùng Ngọc Oanh - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cho biết: "Do tình hình nước sông lên cao, chảy xiết, mưa thất thường, khiến thầy cô không thể đi đò qua xã đảo dạy học".

Thầy cô Hà Nội sáng dạy online, chiều quét dọn trường sau lũ- Ảnh 1.

Học sinh Trường mầm non Vật Lại 1 phải chuyển sang các điểm trường khác để tiếp tục học tập.

Dù đã có kinh nghiệm trước đó trong thời gian Covid-19, nhưng để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, Ba Vì cũng đã tiến hành tổ chức tập huấn nhanh cho thầy cô, xây dựng giáo án, chuẩn bị các phần mềm để tiến hành dạy trực tuyến.

Cùng với đó, gia đình các em cũng có đầy đủ thiết bị để phục vụ việc học tại nhà, riêng khối mầm non, huyện yêu cầu giáo viên gửi video để bố mẹ cho con xem.

Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cũng thông tin thêm, để nhanh chóng khắc phục hậu quả, các thầy cô giáo ngoài lúc giảng dạy cũng phối hợp với dân quân, công an để kê dọn đồ trong phòng học, dọn dẹp vệ sinh nhà trường.

Tại Ba Đình, Trường Tiểu học Nghĩa Dũng là điểm nóng khi đặt tại khu vực ngoài đê Phúc Xá nên học sinh không thể đến trường. Đến chiều ngày 12/9, khi nước đã rút dần, thầy cô nhà trường đã ngay lập làm tổng vệ sinh trên tinh thần "nước rút đến đâu, vệ sinh đến đấy".

Thầy cô Hà Nội sáng dạy online, chiều quét dọn trường sau lũ- Ảnh 2.
Thầy cô Hà Nội sáng dạy online, chiều quét dọn trường sau lũ- Ảnh 3.
Thầy cô Hà Nội sáng dạy online, chiều quét dọn trường sau lũ- Ảnh 4.
Thầy cô Hà Nội sáng dạy online, chiều quét dọn trường sau lũ- Ảnh 5.

Thầy cô, cán bộ Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, Ba Đình dọn dẹp sau khi bị ngập (Ảnh: NTCC).

Cô Hoàng Anh Đào - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Dũng cho hay: "Nhà trường đã nhận được sự ủng hộ của một số trường trên địa bàn quận các vật dụng để làm công tác vệ sinh như ủng cao su, chổi tre, thuốc khử trùng. Nhận thấy tình hình nước rút thầy cô giáo trong trường đã nhanh chóng dọn dẹp cơ sở vật chất để tránh hư hại nặng hơn".

Đến thời điểm hiện tại, vệ sinh môi trường trong khuôn viên trường đã cơ bản sạch, gọn. Tuy nhiên, nước chưa rút hết ở các tuyến đường trong địa bàn phường nên nhà trường dự kiến có thể cho học sinh đi học trở lại vào 16/9.

Nhà trường này cũng đã gửi thông báo đến phụ huynh học sinh sẽ tổ chức dạy bù các tiết ngoài chính khoá, nếu chưa đủ chương trình thầy cô sẽ dạy bù vào thứ 7, Chủ nhật để đảm bảo kiến thức cho học sinh.

Là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Hà Nội hiện nay, huyện Chương Mỹ đang hoàn toàn phải học trực tuyến, ông Nguyễn Hữu Thìn chia sẻ: "Nhiều khu vực chìm trong biển nước nhất là khu vực xã Nam Phương Tiến. Tình hình lưới điện vẫn ổn định nhưng vấn đề đường truyền internet khiến ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình học tập của các em".

Hiện, huyện này cũng sẽ có phương án bổ sung kiến thức cho học sinh sau khi quay trở lại trường.

Tại huyện Thanh Trì, Trường THCS Liên Ninh cũng bị nước ngập sâu khoảng 1,2m cổng. Trong sân trường, nước dâng đến đầu gối, chỉ còn cách mép thềm tầng 1 khoảng 50cm.

Cô Phạm Thị Bích Hạnh - Hiệu trưởng Trường THCS Liên Ninh chia sẻ: "Một số khu vực ngập sâu không đủ điều kiện để học sinh tham gia học trực tuyến trường sẽ gửi bài tập và nội dung bài học để các em nắm được bài.

Với các học sinh còn lại thầy cô đã chuẩn bị bài giảng, lập phòng zoom cho từng lớp để các con không bị dừng lại việc học tập".

Nhà trường cũng cho biết khi thời tiết ổn định sẽ huy động giáo viên dọn dẹp lại trường học, mặc dù sẽ khiến thầy cô phải vất vả hơn khi vừa phải dạy học, vừa khắc phục hậu quả nhưng trên hết là đảm bảo học sinh không ngắt quãng học tập.

Huyện Ứng Hòa có số học sinh đến trường là 91,63%, nhưng vẫn có 5 trường dừng học trực tiếp, gồm: Mầm non Tân Phương, Mầm non Hòa Xá, Mầm non Hồng Quang, Tiểu học Viên An, Tiểu học Hòa Xá.

Thầy cô Hà Nội sáng dạy online, chiều quét dọn trường sau lũ- Ảnh 6.
Thầy cô Hà Nội sáng dạy online, chiều quét dọn trường sau lũ- Ảnh 7.

Thầy cô và phụ huynh Trường Tiểu học Hòa Xá, Ứng Hòa kê cao đồ tránh nước ngập gây hư hỏng (Ảnh: NTCC).

Ông Nguyễn Đức Thắng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa thông tin: "Trên địa bàn các trường vẫn đón học sinh bình thường, riêng đối với Trường Tiểu học Hòa Xá hôm nay học sinh được nghỉ học do lo ngại ảnh hưởng của lũ, nhưng sẽ đi học bình thường trở lại vào 13/9".

Hà Đông là một trong những khu vực vẫn cho học sinh tới trường, thông tin với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Dựng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Chung A chia sẻ: "May mắn cơ sở vật chất của trường không bị ảnh hưởng nên nhưng ngày qua học sinh đi học bình thường. Phía sân trường có bị rụng lá, đổ cây thì đã được thầy cô giáo, cán bộ nhân viên sớm xử lý để đảm bảo an toàn cho học sinh".

Trước ảnh hưởng phức tạp bởi bão số 3, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các nhà trường, đặc biệt là các trường ở vùng trũng, trường đã được xây dựng lâu năm..., hằng ngày cần thường xuyên rà soát toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kiểm tra hệ thống điện, cống thoát nước, tường bao, cửa sổ...

 Các nhà trường chỉ được tổ chức dạy học trực tiếp khi bảo đảm các điều kiện an toàn cho học sinh. Trong trường hợp mưa lớn gây ngập úng cục bộ, có thể khiến một số học sinh ở một số địa bàn không thể đến trường, nhà trường chủ động tổ chức hình thức dạy học phù hợp, có thể thực hiện dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến, hoặc giao bài tập để học sinh tự học.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề

DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...

XEM THÊM TIN