Thay vì kêu cứu, doanh nghiệp cần chủ động thay đổi chiến lược

16:59 | 01/05/2020

DNTH: Để vượt qua và trụ vững sau đại dịch, doanh nghiệp cần thử nghiệm những mô hình kinh doanh, khai phá những thị trường mới...

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, quý I/2020 kết thúc với các con số thấp hơn nhiều so với kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Một số ngành bị tác động trực tiếp một cách nặng nề, thậm chí đến mức tê liệt, như du lịch, vận tải... Dự báo, ảnh hưởng của dịch bệnh trong quý II sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Dù phải vật lộn với Covid-19 nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) thay vì than vãn, kêu cứu họ đã chủ động thay đổi chiến lược, phát huy nội lực, tìm hướng kinh doanh mới để "sống sót", thậm chí là "sống khỏe" trong và sau đại dịch.

thay vi keu cuu doanh nghiep can chu dong thay doi chien luoc
Doanh nghiệp vật lộn trong đại dịch không chờ "giải cứu" mà chủ động thay đổi chiến lược, mạnh dạn thử nghiệm mô hình kinh doanh mới... (Ảnh minh họa)

Tình hình dịch bệnh phức tạp hơn đang khiến nhiều khuyến nghị, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần được triển khai nhanh và ít tốn kém. TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lo ngại, nếu chậm, nhiều doanh nghiệp có thể không còn đủ sức để nhận hỗ trợ.

thay vi keu cuu doanh nghiep can chu dong thay doi chien luoc
TS. Nguyễn Đình Cung.

Trên thực tế, doanh nghiệp mới chỉ được hỗ trợ ở mức độ nhất định về tiếp cận vốn tín dụng, hỗ trợ giảm khó khăn về thanh khoản; giảm lãi suất vay vốn. Còn các giải pháp liên quan đến hỗ trợ giảm chi phí, như chia sẻ gánh nặng về chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động, giải pháp tăng thêm sức cầu của nền kinh tế chưa được bàn rốt ráo. Trong khi đây là những hỗ trợ hết sức cần thiết để doanh nghiệp cân đối lại nguồn lực, duy trì sức chống chịu vào lúc này, TS. Nguyễn Đình Cung - thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng cho hay.

Nguyên Viện trưởng CIEM nêu rõ: Thời điểm này, các giải pháp tháo gõ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cần được tiến hành khẩn trương hơn, quyết liệt hơn và có quy mô lớn hơn. "

Đặc biệt, nên cho phép doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hạch toán chi phí phát sinh do chống dịch vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp", TS. Nguyễn Đình Cung kiến nghị.

Dịch bệnh tuy gây ra nhiều khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp chủ động bứt phá. Thay vì than vãn, xin hỗ trợ, các DN nên xin cơ chế phù hợp để phát huy nội lực, thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới, khai phá thị trường...

Theo ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, bên cạnh những thách thức, khó khăn, đại dịch Covid-19 cũng tạo sức ép để doanh nghiệp tái cấu trúc, tự thân vận động một cách mạnh mẽ hơn.

thay vi keu cuu doanh nghiep can chu dong thay doi chien luoc
Ông Lê Duy Bình.

"Với những diễn tiến của tình hình dịch bện hiện nay, chúng ta phải có biện pháp để dần khôi phục lại sản xuất kinh doanh, nối lại sự vận hành bình thường của nền kinh tế. Chính phủ đã phát đi tín hiệu rất rõ ràng là phải sống chung với dịch, phải sản xuất kinh doanh an toàn, phải tiếp tục vận hành nền kinh tế ở mức độ an toàn hơn. Quan điểm điều hành này rất phù hợp", ông Bình nói.

Ông Lê Duy Bình cho rằng, DN xuất khập khẩu cần theo dõi sát tình hình dịch bệnh và mức độ đóng, mở cửa của của các thị trường...

Bên cạnh đó, việc kích thích thị trường trong nước cũng rất quan trọng.

Tuy nhiên, ông Bình cũng nhấn mạnh, với thu nhập bình quân hiện tại của người dân và quy mô của thị trường trong nước, rõ ràng là không thể kỳ vọng thị trường trong nước sẽ bù đắp được những sụt giảm của cầu đối với nhiều thị trường xuất khẩu của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của nhiều DN Việt nằm ngoài tầm tay của mình mà phụ thuộc vào sự phục hồi của cầu tại các thị trường xuất khẩu truyền thống.

Trong bối cảnh đó, việc nhanh nhạy nắm bắt những nhu cầu mới và những xu thế phục hồi của các thị trường xuất khẩu và nhanh chóng tìm cách đáp ứng được các nhu cầu và xu thế đó sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các DN của Việt Nam, ông Bình chia sẻ.

Trần Ngọc

Theo VO

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

DNTH: Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với thế giới

DNTH: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, khu vực SMEs chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 60% việc làm và đóng góp gần 45% GDP. Dù có...

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL

DNTH: Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn – Trung tâm thương mại – Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch...

Tập đoàn Sơn Hải thắng thầu dự án tại Phú Yên với mức giảm 12,5%

DNTH: Dự án tuyến đường bộ ven biển Phú Yên, đoạn kết nối huyện Tuy An – TP. Tuy Hòa (giai đoạn 1), vừa chính thức xác định nhà thầu thực hiện.

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

XEM THÊM TIN