The Guardian: Kiểm soát chặt chẽ sự lây lan, Việt Nam có tỷ lệ xét nghiệm cho mỗi ca dương tính Covid-19 mới cao nhất thế giới

09:54 | 04/05/2020

DNTH: "Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 thông qua tính kịp thời, kiểm soát lây nhiễm mạnh mẽ, huy động sự đồng lòng của người dân và công khai minh bạch" - The Guardian đánh giá.

Tính đến ngày 30/4, Việt Nam có số ca tử vong do coronavirus bằng 0 và chỉ có 270 trường hợp dương tính (ngày 3/5 đã tăng lên 271). Trong khi con số tử vong lên tới hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới, Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 thông qua tính kịp thời, kiểm soát chặt chẽ sự lây lan, huy động sự đồng lòng của người dân và công khai minh bạch.

Trong số các yếu tố chính đóng góp vào phản ứng Covid-19 thành công của Việt Nam, tính kịp thời là yếu tố đầu tiên. Việt Nam đã hành động sớm và không ngần ngại cảnh báo cho công dân của mình. Vào ngày 28/1 , khi chỉ mới ghi nhận hai trường hợp, Chính phủ đã tuyên bố đang lên kế hoạch cho một kịch bản đối phó trong trường hợp hàng ngàn người có thể nhiễm virus.

The Guardian: Kiểm soát chặt chẽ sự lây lan, Việt Nam có tỷ lệ xét nghiệm cho mỗi ca dương tính Covid-19 mới cao nhất thế giới

Trong những tuần tiếp theo, Việt Nam liên tục thực hiện các hạn chế và ban hành các chính sách sớm, thậm chí sớm hơn cả các khuyến nghị của WHO, như một loạt các lệnh hạn chế du lịch quốc tế và yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc. Vào cuối tháng 1, WHO đã tư vấn ngược lại các hạn chế giao thông quốc tế - và cho đến ngày nay, vẫn còn khuyến nghị rằng khẩu trang là không cần thiết cho những người khỏe mạnh.

Do cơ sở hạ tầng điều trị hạn chế, chính phủ Việt Nam đã tập trung vào việc truy tìm dấu vết tiếp xúc trực tiếp của các ca dương tính - một chiến thuật đã được sử dụng để chống lại Sars 17 năm trước. Chỉ là lần này thì trên quy mô lớn hơn. Tính đến ngày 30/4, Việt Nam đã tiến hành 261.004 xét nghiệm và cách ly hàng chục nghìn người.

Xét nghiệm và theo dõi liên lạc dựa trên nguyên tắc bốn cấp do Bộ y tế công bố: bệnh nhân Covid-19 đã được xác nhận dương tính và các liên hệ trực tiếp của họ (cấp 1: cách ly và điều trị tại bệnh viện); có tiếp xúc trực tiếp với với những người trong diện 1 (cấp 2: cách ly tại cơ sở cách ly tập trung); có tiếp xúc trực tiếp với với những người trong diện 2 (cấp 3: tự kiểm dịch tại nhà); và phong tỏa khu phố / làng / thị trấn nơi bệnh nhân sống (cấp 4).

Tuân thủ nguyên tắc này có nghĩa là mỗi khi có bệnh nhân mới thì sẽ có hàng loạt xét nghiệm và hoạt động cách ly. Cho đến nay, Việt Nam đã xét nghiệm gần 800 người cho mỗi trường hợp được xác nhận dương tính mới, tỷ lệ cao nhất trên thế giới, theo dữ liệu của Reuters.

The Guardian: Kiểm soát chặt chẽ sự lây lan, Việt Nam có tỷ lệ xét nghiệm cho mỗi ca dương tính Covid-19 mới cao nhất thế giới - Ảnh 1.

Việt Nam đã có thể tự sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm và thậm chí đã xuất khẩu bộ dụng cụ này sang châu Âu và Mỹ.

Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để xác định vị trí của nguồn virus. Chính phủ công bố lịch sử di chuyển chi tiết của mỗi bệnh nhân mới trên phương tiện truyền thông xã hội và trên các tờ báo địa phương để tìm kiếm những người đã tiếp xúc gần với các ca dương tính này. Để tăng cường cảnh giác, Chính phủ cũng đã phát hành một ứng dụng di động để mọi người báo cáo chính quyền về các ca nghi ngờ dương tính trong khu vực của họ. Đối với tất cả những trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, khai báo sức khỏe hiện là bắt buộc, khai báo sai có thể được coi là vi phạm hình sự.

Trong những ngày đầu của dịch bệnh, Chính phủ coi việc chống dịch là một cuộc chiến. Các bác sĩ và y tá được coi như những người lính. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống và kiểm soát Covid-19 giống như Tổng hành dinh.

Quân đội và hệ thống an ninh cũng là nguồn lực tiên quyết để giải quyết đại dịch. Ho đã chịu trách nhiệm điều phối thực phẩm, vận chuyển và chỗ ở cần thiết để cách ly hàng ngàn người trở về Việt Nam khỏi các khu vực đang bùng phát dịch.

Như trong thời chiến, hầu hết mọi lĩnh vực, bao gồm hàng không, y tế và sản xuất thực phẩm, đã được huy động và dành riêng để ngăn chặn đại dịch. Công dân được hướng dẫn phòng chống dịch thông qua phương tiện truyền thông xã hội, tin nhắn văn bản và chương trình phát sóng trên TV, cũng như kêu gọi quyên góp cho các quỹ phòng chống dịch bệnh của quốc gia.

Những thông điệp này đã không được truyền đạt một cách cứng nhắc. Thay vào đó, chính phủ đã sáng tạo. Họ cập nhật thông tin cho công dân thông qua tin nhắn văn bản thường xuyên và đã hợp tác với hai ca sĩ nhạc pop nổi tiếng để sản xuất một bài hát giáo dục về phòng chống viru s. Các nghệ sĩ vẽ tranh cổ động, cũng như sử dụng các nhân vật trẻ có tầm ảnh hưởng để lan tỏa thông điệp tích cực. Bằng cách cởi mở với người dân, Chính phủ đã củng cố niềm tin trong lòng dân.

The Guardian: Kiểm soát chặt chẽ sự lây lan, Việt Nam có tỷ lệ xét nghiệm cho mỗi ca dương tính Covid-19 mới cao nhất thế giới - Ảnh 4.

Theo Nhịp sống kinh tế/The Guardian

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN