Theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới để có kế hoạch sản xuất phù hợp
09:30 | 06/03/2025
DNTH: Trước tác động của diễn biến cung cầu thế giới, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2025 có xu hướng suy giảm do giá xuất khẩu liên tục giảm.

Trong nước, hiện nay, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đang thu hoạch rộ lúa vụ Đông Xuân nên có hiện tượng giá thu mua lúa giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2024. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, trong ngắn hạn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục chỉ đạo các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất để bảo đảm sản lượng và diện tích theo kế hoạch đã đặt ra. Trước mắt, tập trung thu hoạch vụ Đông Xuân theo đúng thời vụ và theo dõi sát sao tình hình thời tiết, hạn mặn để bảo đảm sản xuất hiệu quả.
Bộ tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", đặc biệt đẩy mạnh nhân rộng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải để giảm chi phí sản xuất và tăng giá bán cho nông dân.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đánh giá: Bộ Nông nghiệp và Môi trường rất hoan nghênh các địa phương, doanh nghiệp đã đồng hành thực hiện đề án trong khi nguồn vốn nhà nước chưa được bố trí. Nhưng để nhân rộng thì cần có nguồn vốn, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành và địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới, nhất là sự điều chỉnh chính sách tại các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan…; nắm bắt nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường còn nhiều dư địa như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Phi cung cấp, cập nhật thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp với diễn biến thị trường.
Về dài hạn, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, ngành tiếp tục cải thiện cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm, đặc biệt chuyển mạnh hơn nữa sang các sản phẩm lúa gạo chất lượng cao. Hiện Việt Nam đã có gần 80% gạo chất lượng cao và cần tiếp tục chuyển đổi tối đa. Đặc biệt, diện tích mở rộng và tăng vụ cần được ưu tiên phát triển các giống lúa có chất lượng cao.
Cùng với việc triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh, khuyến khích nghiên cứu giống lúa chất lượng cao chịu hạn, chịu mặn, kháng sâu bệnh để ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó là tăng cường chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi từ xuất khẩu thô sang các sản phẩm chế biến sâu, như bún, bột gạo, phở sản phẩm hữu cơ… Hiện Việt Nam đã có những sản phẩm này nhưng tới đây cần làm mạnh mẽ hơn để gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết.
Một giải pháp nữa cần triển khai là đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng và logistics qua đó, cải thiện hệ thống kho bãi, bảo quản, giao thông và logistics để giảm chi phí vận chuyển, tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp lớn đã đi đầu trong đầu tư, nhưng cần mở rộng hơn nữa cùng với sự hỗ trợ của nhà nước bằng cách tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp.
“Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục tham mưu trình Chính phủ phê duyệt và triển khai Đề án "Phát triển hệ thống logistics nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030" nhằm nâng cao khả năng lưu chứa, dự trữ, bảo quản hiện đại, góp phần đảm bảo chất lượng gạo phục vụ xuất khẩu vào các thời điểm thị trường thế giới nhu cầu nhập khẩu và giá thành cao”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết.
Ngành hàng lúa gạo tiếp tục xây dựng thương hiệu gạo bền vững và thân thiện môi trường, đáp ứng ứng yêu cầu thị trường khó tính và tiềm năng như EU, Nhật Bản, Mỹ… Cần phát triển ra thị trường này để sản lượng ngày càng tăng và ổn định. Ngoài ra, lúa gạo Việt Nam cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, tăng cường các thị trường mới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá trị xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2025 đạt 1,1 triệu tấn và 613 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 13,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng ước đạt 553,6 USD/tấn, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm 2024. Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 38,6%. Bờ Biển Ngà và Gana là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 15,9% và 12,3%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 sang thị trường Philippines giảm 35,5%, trong khi thị trường Bờ Biển Ngà tăng 8,6 lần, thị trường Gana tăng 4,1 lần.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/theo-doi-sat-dien-bien-thi-truong-gao-the-gioi-de-co-ke-hoach-san-xuat-phu-hop-20250305170854239.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- thị trường gạo /
- lúa gạo /
- xuất khẩu gạo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững
DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?
DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng
DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển
DNTH: Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.
Có nên tái đàn trong thời điểm giá thịt lợn tăng cao?
DNTH: Giá lợn đang trên đà tăng cao, tạo ra không ít cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi đang đứng trước bài toán khó khi quyết định có nên tái đàn với số lượng lớn hay không.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...