Thép Việt Ý với những bước đi thăng trầm - Bài 1: Thực trạng tài chính

14:17 | 23/07/2020

DNTH: Sau hơn 2 năm Công ty Kyoei Steel Ltd. (Nhật Bản) đầu tư, mua cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Thép Việt Ý, số lỗ đã lên tới 586,7 tỷ đồng, tương đương với gần 80% nguồn vốn kinh doanh của công ty “bị ăn mòn”.

Thép Việt Ý là minh chứng cho sự phát triển của thương hiệu Việt và của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khi tham gia vào nhiều công trình lớn của đất nước như Trung tâm Hội nghị quốc gia; Tòa nhà Quốc hội; Bệnh viện Việt Đức; Bệnh viện 103; Đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Thủy điện Sơn La, với chất lượng và giá bán sản phẩm luôn được đánh giá cao hơn, so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Ngày 02/01/2002, Tổng Công ty Sông Đà có quyết định đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị cán thép đồng bộ, theo công nghệ của Ý. Ngày 14/6/2003, Nhà máy sản xuất thép mang thương hiệu Việt Ý, chính thức đi vào hoạt động. Ngày 26/12/2003, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1748/QĐ-BXD, về việc chuyển đổi bộ phận doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Từ quyết định đó, Nhà máy thép Việt Ý và Phòng Thị trường thuộc Công ty Sông Đà 12, được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Thép Việt Ý (Thép Việt Ý, mã chứng khoán VIS).

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc thoái vốn ở các Công ty nhà nước, Tổng công ty Sông Đà đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần nắm giữ cho Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng (Thái Hưng). Kể từ ngày 02/8/2016, Thái Hưng trở thành cổ đông lớn của Thép Việt Ý. Tháng 11/2017, Công ty Thái Hưng bán 14,77 triệu cổ phiếu VIS, tương ứng với 20% vốn điều lệ cho Công ty Kyoei Steel Ltd. (Kyoei Steel) của Nhật Bản.

Ngay năm đầu tiên Thái Hưng trở thành cổ đông lớn, lợi nhuận trước thuế của Thép Việt Ý đã đổi chiều từ âm 51,897 tỷ đồng (Năm 2015), sang có lãi 75,113 tỷ đồng (Năm 2016). Năm tiếp theo (2017), lợi nhuận trước thuế đạt hơn 55,266 tỷ đồng, giá cổ phiếu bình quân ngày 29/12/2017 là 33.450 đồng/cp. Tuy nhiên, sau khi chuyển nhượng một phần giá trị cho đối tác nước ngoài vào tháng 11/2017, kết quả kinh doanh của Thép Việt Ý sụt giảm một cách bất thường, trong các năm gần đây. Tính đến hết quý 1/2020, số lỗ lũy kế đã lên đến 586,7 tỷ đồng, kéo theo nguồn vốn kinh doanh của công ty bị “ăn mòn” gần 80% giá trị (738,3 tỷ đồng). Giá cổ phiếu đóng cửa, chốt phiên ngày 30/06/2020 là 17.250đồng/cp, tỷ lệ vốn hóa trên thị trường đã “bốc hơi” gần 50% giá trị, so với đầu năm 2018. Chi tiết số liệu được mô tả như sau:

Bảng 1: Số liệu theo năm                                 ĐVT: 1.000 đồng

Kỳ kinh doanh

Doanh thu thuần

Giá vốn

Tổng lợi nhuận trước thuế

2015

3.102.704.319

2.946.376.839

- 51.897.878

2016

3.739.537.345

3.505.639.710

75.113.848

2017

6.105.119.145

5.895.922.224

55.266.723

2018

5.228.839.032

5.389.258.588

- 326.252.176

2019

4.593.003.784

4.653.000.580

- 213.674.488

Bảng 2: Số liệu theo quý                                   ĐVT: 1.000 đồng

Kỳ kinh doanh

Doanh thu thuần

Giá vốn

Tổng lợi nhuận trước thuế

Q1/2018

1.300.476.309

1.268.223.618

2.340.916

Q2/2018

2.674.378.397

2.658.815.381

- 66.156.862

Q3/2018

1.182.287.103

1.207.377.663

- 64.459.806

Q4/2018

1.372.173.532

1.523.065.544

- 195.635.508

Q1/2019

1.028.066.832

1.025.047.281

- 33.622.198

Q2/2019

2.361.619.674

2.349.895.089

- 65.810.543

Q3/2019

1.086.394.207

1.127.612.372

- 75.323.529

Q4/2019

1.144.989.903

1.175.493.119

- 72.540.416

Q1/2010

755.838.947

755.792.846

- 41.736.009

Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán

Thông qua số liệu trên cho ta thấy trong 8 quý liên tiếp, doanh thu thuần của (VIS) chỉ tương đương với giá vốn hàng bán. Cá biệt có quý, giá vốn hàng bán còn cao hơn doanh thu thuần như quý 3/2018; quý 4/2018; quý 3/2019 và quý 4/2019. Câu hỏi đặt ra là vì sao giá vốn của Thép Việt Ý lại tăng cao bất thường, trong nhiều chu ký kinh doanh như vậy?

Giá vốn hàng bán cao ngang với doanh thu thuần, có thể do đầu tư công nghệ mới; giá nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào tăng cao; giá hàng hóa bán ra thị trường bị giảm mạnh. Vậy giá vốn của VIS tăng cao, thuộc trường hợp nào trong 3 trường hợp trên?

Nếu sau 3 năm liên tiếp (12 quý), kết quả kinh doanh có lợi nhuận âm thì nguy cơ mã chứng khoán VIS, phải hủy niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ hiển hiện trước mắt.

Mặc dù với kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ liên tục. Tuy nhiên, ngày 10/05/2018 Kyoei Steel đã hoàn tất giao dịch mua 33,2 triệu cổ phiếu VIS. Tính đến cuối năm 2018, Kyoei Steel đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 73,81% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của Thép Việt Ý.

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông nhỏ, tại thời điểm đầu năm 2018 là 23,99%, đã giảm xuống còn 6,19% vào cuối năm. Công ty Thái Hưng cũng giảm từ 51,01% xuống còn 20% cổ phần, vào cuối năm 2018. Điều này cho thấy, quyết tâm nắm quyền điều hành Thép Việt Ý của Kyoei.

Tuy nhiên, một tỷ lệ thuận mà chúng ta nhìn rõ là vốn đầu tư của Kyoei vào Việt Ý tăng, song song với số lỗ tăng kỷ lục, lên hơn 326 tỷ đồng vào cuối năm 2018.

Hoạt động kinh tế của doanh nghiệp những năm gần đây, gặp không ít khó khăn và cũng tùy từng thời điểm lịch sử, mà có những bước thăng trầm nhất định. Tuy nhiên trong sản xuất, khi giá vốn cao hơn doanh thu thuần, nó chứng minh một điều là ngay trong khâu sản xuất, chi phí được tập hợp đã cao hơn giá bán ngoài thị trường, đó là chưa kể tới chi phí bán hàng, chi phí quản lý và các chi phí khác liên quan.

Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích số liệu cụ thể trên Báo cáo tài chính và giải mã lý do lợi nhuận “âm” nhiều kỳ liên tiếp của Công ty Cổ phần Thép Việt Ý, giúp độc giả có góc nhìn khách quan về thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty này./.

Vũ Chiến – Khắc Mạnh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN