Thị trường nông sản: Tại sao giá gạo vẫn cao ở Nhật Bản?
06:09 | 05/05/2025
DNTH: Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm hạ giá gạo bằng cách khai thác kho dự trữ khẩn cấp của quốc gia, giá ngũ cốc chủ yếu của Nhật Bản vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại.
Nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng tăng giá ngay từ đầu và tại sao tình trạng này không có dấu hiệu giảm bớt?

Giá trung bình cho túi gạo 5 kg trong cả nước trong tuần kết thúc ngày 14/4 là 4.220 yen (29,31 USD) - tuần thứ 16 liên tiếp giá tăng và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắt đầu từ đầu tháng Ba, chính phủ bắt đầu đấu giá một số kho dự trữ gạo của mình - một hành động thường chỉ thấy sau các thảm họa thiên nhiên hoặc mùa màng cực kỳ kém - để hạ giá. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa thấy bất kỳ tác động tích cực nào.
Nhà nghiên cứu Masayuki Ogawa của Đại học Utsunomiya, chuyên gia về kinh tế nông nghiệp, cho biết gốc rễ của vấn đề này bắt nguồn từ vụ mất mùa vào năm 2023.
Ông nhận định: “Ngoài ra, với du lịch trong nước và ăn uống bên ngoài tăng trở lại khi chúng ta thoát khỏi đại dịch, nhu cầu tăng lên. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu gạo vào năm ngoái và có vẻ như chúng ta vẫn đang tiếp tục thấy tác động của điều này vì trong trường hợp của Nhật Bản, gạo là loại cây trồng chỉ được sản xuất một lần trong năm”.
Chuyên gia Ogawa nói thêm: "Tôi dự đoán rằng chúng ta sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau trong vài năm tới. Đây không phải là thứ có thể hoàn toàn trở lại như trước đây chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng”.
Lý do khiến người tiêu dùng vẫn chưa thấy giá giảm sau khi xuất kho dự trữ khẩn cấp là do thực tế là hầu hết gạo đấu giá vẫn chưa đến được tay người bán buôn.
Theo Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia (Zen-Noh), đơn vị nắm giữ gần 90% lượng gạo đấu giá, chỉ có khoảng 55.000 tấn gạo được chuyển cho người bán buôn trong số 200.000 tấn mà hiệp hội này nhận được vào tháng Tư.
Vào ngày 2/5, Bộ Nông nghiệp được cho là đã thúc giục Zen-Noh đẩy nhanh việc phân phối.
Chuyên gia Ogawa cho biết việc giải phóng kho dự trữ thực chất là nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, chứ không nhất thiết là để hạ giá khi lần đầu tiên được công bố vào tháng Hai.
Tuy nhiên, với áp lực từ chính quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba - có lẽ là trong nỗ lực giành được sự ủng hộ của công chúng trước cuộc bầu cử Thượng viện vào mùa Hè này - biện pháp này dần chuyển sang mục đích chống lại tình trạng giá cả tăng cao. Kết quả là một chính sách có mục tiêu không rõ ràng.
Chuyên gia Ogawa cho biết: "Ban đầu, đây là một biện pháp logistics, vì vậy mục đích không phải là gửi gạo đến các siêu thị, nhưng vì hiện tại nó đã chuyển sang trở thành biện pháp chống tăng giá, nên mọi người đều đặc biệt chú ý đến giá niêm yết trên kệ".
Do đó, ông nói thêm, phần dự trữ khẩn cấp sẽ không được phân phối cho các siêu thị - chẳng hạn như gạo dùng cho bữa trưa ở trường học hoặc trong các nhà tù và bệnh viện - vẫn chưa được đánh giá.
Chuyên gia Ogawa cho biết người tiêu dùng có thể phải kiên nhẫn để xem việc giải phóng kho dự trữ có hiệu quả hay không.
Theo Baotintuc.vn/TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/thi-truong-nong-san-tai-sao-gia-gao-van-cao-o-nhat-ban-20250504215226885.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- giá ngũ cốc /
- Dự trữ gạo /
- Thị trường nông sản /
- Giá gạo /
- nông sản /
- Nhật Bản /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Biến động giá nông sản toàn cầu năm 2025: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam
DNTH: Năm 2025, ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều biến động từ thị trường toàn cầu, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới để tái cấu trúc và nâng cao giá trị xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông...

Dệt may trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa
DNTH: Áp lực từ chuỗi cung ứng khắt khe, tiêu chuẩn xanh ngày càng cao và bài toán tối ưu chi phí đang buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc mạnh mẽ - từ tự động hóa sản xuất đến làm chủ dữ liệu, công nghệ. Dù vẫn còn rào cản...

Nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI
DNTH: Để giữ vững và phát triển vị trí là một trung tâm FDI, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào 7 yếu tố then chốt nhằm duy trì sự cạnh tranh và bền vững trong tương lai.

Sầu riêng Dona đầu mùa giá cao, nông dân ĐBSCL phấn khởi
DNTH: Hiện giá sầu riêng Dona loại 1 được thu mua ngay tại vườn với giá dao động từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với các loại sầu riêng khác.

Cao su Chư Sê – Kampong Thom tổ chức lại đội sản xuất trực thuộc công ty
DNTH: Trước yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức theo chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Công ty CP Cao su Chư Sê – Kampong Thom vừa tiến hành tái cấu trúc toàn diện.

Bắc Giang kỳ vọng vụ vải thiều 2025 đạt sản lượng cao
DNTH: Tỉnh Bắc Giang dự kiến sản xuất 29.700 ha vải thiều trong năm 2025, với sản lượng ước đạt khoảng 165.000 tấn.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...