Thiếu chính sách riêng để thu hút đầu tư sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp
20:25 | 13/12/2022
DNTH: Sáng ngày 13/12, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức hội thảo Đánh giá nhu cầu và tiềm năng thu hút đầu tư vào sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn.

Nhiều mô hình thực hiện hiệu quả
Hơn 80% rơm rạ thu gom được đưa vào mô hình sản xuất nấm và sản xuất phân hữu cơ. Theo đó, rơm rạ sau trồng nấm sẽ được cơ sở đưa ra sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho các hộ trồng lúa và cây ăn quả. Mô hình này đã được Ipsard khảo sát tại Đồng Tháp và mang lại hiệu quả kép, bởi không chỉ giúp tạo ra các sản phẩm mới mà còn giảm ô nhiễm môi trường từ việc đốt rơm rạ.
Hiện nay, Đồng Tháp được coi là vựa lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nguồn nguyên liệu từ sản xuất lúa khoảng 3,3 triệu tấn/năm nếu được tận dụng hiệu quả sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Đáng chú ý, mô hình kỹ thuật này dễ áp dụng và có khả năng mở rộng.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi gà trang trại cũng được áp dụng. Đơn cử mô hình của Công ty TNHH Một thành viên Trịnh Đăng Khôi (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) có quy mô sản xuất khoảng 150.000 con gà để trứng, ước lượng chất thải rắn (phân gà) khoảng 50 - 60 tấn/ngày. Phân gà được lên men ủ tự nhiên với nhiệt độ 70 - 80 oC với hệ thống đảo phân hiện đại và dây truyền đóng gói phân bón. Phân hữu cơ từ phân gà chứa nhiều dưỡng chất hữu ích cho cây, giúp làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, giảm mặn, giảm chua và giữ ẩm tốt. Giá bán phân hữu cơ cũng rất cạnh tranh, chỉ khoảng 3.000 đồng/kg, rẻ hơn so với các loại phân khác trên thị trường.
Trong lĩnh vực thủy sản, mô hình sản xuất phụ phẩm từ cá tra như đầu cá, vây cá, da cá, bụng cá để chế biến các sản phẩm như bột cá và dầu cá xuất khẩu của Công ty TNHH Marine Funtional (MFC) (TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp. Với sản lượng hàng năm khoảng 1.820 tấn bột cá và 2.350 tấn dầu cá. Cùng với công nghệ và dây chuyển sản xuất của châu Âu, các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm cá tra của công ty có thể khống chế độ đạm như yêu cầu của đơn vị đối tác mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Theo báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tổng sản lượng phụ phẩm trong nông nghiệp mỗi năm khoảng 156,8 triệu tấn, trong đó, chiếm nhiều nhất là trồng trọt (88,90 triệu tấn); chăn nuôi (61,40 triệu tấn); lâm nghiệp (5,50 triệu tấn); thủy sản (1 triệu tấn). Có thể thấy, tiềm năng phế phụ phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn.
Tuy nhiên, việc tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn còn hết sức khiêm tốn. Trong lĩnh vực trồng trọt, 45% rơm rạ sau khi thu hoạch lúa sẽ bị đốt tại ruộng, chỉ khoảng 29% sử dụng làm thức ăn cho gia súc, 5% đưa vào ủ phân,… tỉ lệ được thu gom phế phụ phẩm trong thủy sản chiếm con số cao nhất, trong đó, lượng phụ phẩm chế biến tôm ước đạt khoảng 35 - 45%; còn chế biến phi lê cá tra là 60 - 70%.
Thiếu cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn việc chuyển từ tiềm năng thành giá trị kinh tế cho người nông dân còn nhiều khó khăn. Cụ thể, quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sản xuất tập trung chưa thống nhất, dẫn đến các mô hình sử dụng phụ phẩm hiện tại vẫn phân tán, nhỏ, tự phát chưa đồng bộ nên khó triển khai trên diện rộng.
Còn tồn tại một số việc như chưa xây dựng được quy trình thu gom, bảo quản chế biến phụ phẩm nông nghiệp. Thiếu các tài liệu hướng dẫn về thu gom, xử lý đối với từng loại phụ phẩm. Thiếu các quy định, tiêu chuẩn về công nhận sản phẩm chế biến từ phế phụ phẩm. Thiếu hệ thống thống kê về dữ liệu, đánh giá về trữ lượng, chủng loại phụ phẩm nông nghiệp nên chưa đánh giá được hết về tiềm năng của phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.
Việc thu hút đầu tư vào sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn cũng được đặt ra. Tuy nhiên, theo ông Lê Vũ Ngọc Kiên – Phó Phòng thông tin truyền thông - Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện vẫn còn nhiều rào cản trong việc này. Như chưa có khung pháp lý về tái chế phế phụ phẩm nông nghiệp và thực hiện nông nghiệp tuần hoàn. Chưa kết nối được các mô hình sử dụng phụ phẩm với chuỗi giá trị nông sản. Thiếu hệ thống tiêu chuẩn, công cụ đánh giá việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.
Chưa có chính sách riêng để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia đầu tư xử lý, sử dụng phế phụ phẩm. Theo các chuyên gia, phế phụ phẩm trong nông nghiệp nông thôn thủy sản được coi là tài nguyên. Xử lý, chế biến phế, phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Thu hút đầu tư vào xử lý, chế biến phế phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, cơ chế hợp tác liên vùng, liên ngành, liên dự án. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về pháp luật hiện hành. Tận dụng hiệu quả phế phụ phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản.
Ưu tiên lĩnh vực thu hút đầu tư đối với dự án đáp ứng ít nhất 2 trong các tiêu chí: Sử dụng phụ phẩm của các ngành phát thải lớn; ứng dụng công nghệ cao trong chế biến; tạo ra sản phẩm mới từ phụ phẩm; phụ phẩm sau chế biến là đầu vào cho sản xuất; giảm ô nhiễm môi trường ở các vùng sản xuất.
Mục tiêu đặt ra là thu hút tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư chế biến phế phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giải đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm phấn đấu tỉ lệ phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt 90%, chăn nuôi 95%, lâm nghiệp 70%, thủy sản 100% khâu chế biến và 50% khâu sản xuất; thu hút được 30 dự án xử lý, chế biến phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản; thu hút và xây dựng được 15 mô hình kinh tế tuần hoàn của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.
Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế chính sách, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật sản phẩm chế biến từ phế, phụ phẩm. Đồng thời, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật theo ngành hàng. Rà soát, hoàn thiện chính sách bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu. Miễn giảm tiền thuê đất cho các dự án đầu tư chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ thu gom và chế biến, đầu tư cơ sở hạ tầng...
Hiện nay, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 275 triệu USD năm 2020, nhưng nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về tới từ 4 - 5 tỷ USD.
Quang Phú
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- chế biến phụ phẩm thủy sản /
- Phụ phẩm /
- Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn /
- phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn. /
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Số hóa chăn nuôi giảm phát thải
DNTH: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam đang phát triển mạnh góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, hoạt động này cũng đồng thời tạo ra lượng...
Giá cà phê vượt đỉnh
Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.

Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...

Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...

Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà
DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...