Thống nhất nhận thức phát triển kinh tế tư nhân: Không dễ

22:16 | 08/11/2017

DNTH: Trung ương đã có riêng một nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước cũng đã dành riêng một ngày để tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân. Thế nhưng, trên thực tế để thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân là điều không dễ.

Dịp kỷ niệm ngày 13/10 năm nay, giới doanh nhân, đặc biệt là các doanh nhân tư nhân có niềm hân hoan đặc biệt: Trung ương vừa ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nghị quyết khẳng định rõ quan điểm chỉ đạo: Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Trung ương xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp. Đặc biệt là việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường. Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Xoá bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là vốn và đất đai, cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Tăng cường tính minh bạch và kiểm soát độc quyền kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường…

Thế nhưng, đưa nghị quyết đi vào cuộc sống là một con đường không đơn giản, mà nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là yếu tố con người. Thế cho nên, trong các nhiệm vụ, giải pháp, Trung ương đã xác định nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó nhấn mạnh thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

Nhìn từ hai câu chuyện ở Bộ Công Thương

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa đưa ra một quyết định làm nức lòng dư luận, đặc biệt là đối với giới doanh nhân: cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh.  Với động thái này, Bộ Công Thương có thể được coi là Bộ đi đầu thực hiện Nghị quyết 10 của Trung ương, trước cả khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện nghị quyết này.

Tuy nhiên, cũng chính Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký một kết luận thanh tra của Bộ này, mà trong đó dư luận quan ngại chưa thực sự thấm nhuần quan điểm “xoá bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh” như Nghị quyết 10 đã xác định.

he-thong-van-chuyen-than-cung-cap-cho-nha-may-nhiet-diet-mong-duong1

 Hệ thống vận chuyển than  than cho nhà máy nhiệt điện. Ảnh: Colavi

Cụ thể, kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng lãnh đạo Bộ này đã “vi phạm” trong việc cho phép Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng mua than từ một công ty tư nhân và chỉ đạo rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung nội dung của Thông tư 56/2014/TT-BCT để các nhà máy nhiệt điện được phép mua than từ nhiều nguồn khác nhau...

Dù không bị nhắc tên trong kết luận nhưng  người ký các văn bản bị cho là “vi phạm” trên chính là Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng. Có thể, về mặt hình thức việc điều hành trên của ông Vượng là không phù hợp với Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 26/8/2015  do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành, trong đó chỉ đạo  Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) “mua than trong nước” cho sản xuất điện từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc. Tuy nhiên, khi xét đoán sự việc, cần cân nhắc tới tình hình thực tiễn trên quan điểm “mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng” cho kinh tế tư nhân như Trung ương đã xác định.

Như chúng tôi đã đề cập, có thời điểm, ngay tại chân nhà máy, chênh lệch giữa giá giữa than trong nước và nhập khẩu lên tới hơn 10 USD/tấn. Mỗi năm các nhà máy máy nhiệt điện trên cả nước tiêu thụ gần 30 triệu tấn than, tính ra “tiền chênh” có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đây là số tiền có thể tiết kiệm cho ngân sách quốc gia nếu việc cung cấp than được thực hiện theo cơ chế thị trường, đấu thầu cạnh tranh không phân biệt các thành phần kinh tế.

 Chưa kể, ngay sau Chỉ thị 21, ngày 25/9/2015, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 325/TB-VPCP ngày 25/9/2015, thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về các dự án nhà máy điện thực hiện theo hình thức BOT, IPP, yêu cầu PVN tính toán, lựa chọn phương án cung cấp than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 đảm bảo ổn định, hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng than theo thiết kết và tiêu chuẩn môi trường, trong đó có việc “kết hợp cung cấp nguồn than trong nước và nguồn than nhập khẩu”.

Trả lời Tạp chí Nhà đầu tư/BizLIVE về vấn đề cung ứng than cho nhà máy điện hồi năm ngoái sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) đưa ra mệnh lệnh hành chính yêu cầu PVN chỉ đạo chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 “tập trung mua than” của TKV, VS.GS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam từng nhận định: “Câu chuyện giúp đỡ ngành này, ngành kia là của nhà nước còn doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương án mua, bán nguyên liệu, vật liệu đầu vào có lợi mới đúng tinh thần cạnh tranh bình đẳng, minh bạch”.

Theo ông Long,  trừ khi quay trở lại chế độ bao cấp để phát triển ngành nào đó, phải chịu thiệt và hô hào người dùng phải chịu đựng còn quan điểm thuần tuý thị trường cạnh tranh chỗ nào rẻ sẽ mua, chỗ nào đắt có quyền từ chối không mua. 

Trở lại câu chuyện kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, dư luận hoàn toàn đồng tính nếu qua thanh tra phát hiện Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng mua than tư nhân với giá cao hơn giá than của TKV cung cấp, lộ rõ dấu hiệu lợi ích nhóm. Còn ngược lại, nếu việc đa dạng hoá nguồn cung giúp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất điện, thì tại sao lại không ủng hộ?

Thông báo số 122/TB-BCT của Bộ Công Thương về kết luận của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng - một văn bản bị Kết luận thanh tra cho là “vi phạm” – thậm chí đã “khoá” chặt khả năng mua than tư nhân giá cao khi nêu rõ: “Đồng ý để Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 được thanh toán chi phí than đã mua từ nguồn khác với giá than bao gồm cước vận chuyển không vượt quá giá than trong nước kể cả cước vận chuyển do TKV cung cấp”.

Phá thế độc quyền

Đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo mang tính “cởi trói”, phá thế độc quyền cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện (văn bản số 46/TTg-CN ngày 16/1/2017). Cụ thể, Thủ tướng cho phép EVN  xem xét khả năng các đơn vị có đủ năng lực tham gia cung ứng than cho nhu cầu các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo các yêu cầu sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và phải có nguồn than hợp pháp. Các đơn vị cung cấp than (TKV, Tổng công ty Đông Bắc và “các đơn vị khác”) làm việc với EVN để xây dựng kế hoạch cung cấp than ổn định và lâu dài. Được biết, nhiều nhà máy điện của EVN đang tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp than hiệu quả.

Vận hành thị trường điện cạnh tranh thì cũng cần tạo điều kiện cho các nhà máy điện có không gian cạnh tranh giảm chi phí đầu vào. Và đây không chỉ là việc riêng của than hay điện, vì giá năng lượng còn có tác động đến cả nền kinh tế.

Viện dẫn câu chuyện để thấy việc thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân là điều không dễ. Và vì vậy, càng kỳ vọng vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

 

Theo TÙNG SƠN

(Nhàđầutư)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất

DNTH: Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev.

60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc

DNTH: Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình “không được khỏe như mấy năm trước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy...

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương...

Quảng Ninh: Triển khai Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025

DNTH: Đoàn liên ngành của tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành làm việc, nắm tình hình triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025 tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,...

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

DNTH: Chiều 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.

1.300 đại biểu quốc tế dự khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

DNTH: Sáng 6/5, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” tại TP HCM. Đại lễ Vesak LHQ năm 2025 diễn ra...

XEM THÊM TIN