Thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

17:24 | 21/12/2023

DNTH: Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khí thải.

Bộ Tài chính cho biết, ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn, một số khu công nghiệp, làng nghề đang ngày càng suy giảm, tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, thiệt hại cho nền kinh tế, đe dọa tới môi trường.

Hiện cả nước có khoảng 5,1 triệu xe ô tô và số lượng lớn xe máy đang lưu hành và có hàng chục khu tổ hợp, liên hợp trong đó tập trung nhiều dự án, loại hình sản xuất bauxite, gang thép, lọc hóa dầu, trung tâm điện lực, hàng ngày xả thải khối lượng lớn khí thải công nghiệp; có gần 120.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 138 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, chưa hoàn thành xử lý triệt để. Các cơ sở này phát sinh khối lượng lớn khí thải công nghiệp, bụi thải, tác động xấu đến môi trường.

Phí BVMT đối với khí thải được quy định tại Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Tuy nhiên, để ban hành văn bản quy định thu phí đảm bảo tính khả thi trong thực hiện và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ: Quy định thu phí BVMT phải đảm bảo đồng bộ với pháp luật chuyên ngành về quan trắc môi trường của khí thải (xác định: khối lượng khí thải, hàm lượng chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải, mức thu phí); cũng như phương tiện, thiết bị đo kiểm; kết nối dữ liệu quan trắc để phục vụ hoạt động quản lý xả khí thải,… để làm cơ sở cho hoạt động khai, nộp phí BVMT đối với khí thải; đảm bảo công bằng, hợp lý, dễ dàng, thuận tiện cho người nộp phí và cơ quan quản lý thu phí.

Pháp luật về quản lý khí thải đã từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên, hoạt động quản lý quan trắc môi trường đối với khí thải cơ bản mới áp dụng được với các cơ sở có lượng xả thải khí thải lớn (thuộc diện phải quan trắc môi trường). Phí BVMT đối với khí thải là khoản thu mới, để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, Bộ TNMT và các Bộ liên quan mới nghiên cứu và đề xuất quy định thu phí đối với 04 loại khí thải và áp dụng đối với cơ sở xả khí thải lớn; có điều kiện về công nghệ, thiết bị phục vụ hoạt động quan trắc môi trường làm cơ sở khai, nộp phí.

Qua quá trình nghiên cứu, Bộ TNMT đã xây dựng Đề án thu phí BVMT đối với khí thải gửi Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng dự án Nghị định quy định thu phí BVMT đối với khí thải.

Vì vậy, việc xây dựng Nghị định phí BVMT quy định đối với khí thải là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật phí đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn BVMT và nhằm từng bước nâng cao ý thức BVMT của tổ chức, cá nhân xả thải và toàn xã hội. Huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người xả khí thải để tạo nguồn lực cho hoạt động BVMT đối với không khí.

Đối tượng nào phải chịu phí BVMT?

Theo quy định tại Điều 88 Luật BVMT thì có 02 nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí cần phải được quản lý và kiểm soát bụi, khí thải gồm:

Thứ nhất, phương tiện giao thông, máy, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải.

Đối với nguồn thải này, pháp luật chuyên ngành chưa có quy định để xác định: Tổng khối lượng xả thải, hàm lượng từng chất gây ô nhiễm môi trường trong khí thải; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xả thải và cơ quan quản lý trong việc đầu tư thiết bị, công nghệ để quản lý nguồn thải này. Vì vậy, nếu quy định thu phí đối với nguồn thải này thì chưa có cơ sở để xác định tổng khối lượng khí thải và số phí phải nộp. Mặt khác, việc quy định thu phí đối với phương tiện giao thông không bảo đảm khả thi, đặc biệt là thu phí đối với xe máy, trong đó phần lớn là phương tiện thiết yếu của người có thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Thứ hai, cơ sở, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả khí thải.

Đối với nguồn thải này, pháp luật về BVMT đã quy định đầy đủ hơn về quản lý khí thải đối với nguồn thải này, như: Dự án gây ô nhiễm môi trường lớn phải được cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần (quản lý đầu vào đối với hoạt động xả thải); cơ sở, dự án xả khí thải phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, quan trắc định kỳ,... và báo cáo dữ liệu quan trắc cho cơ quan TNMT (quản lý đầu ra đối với hoạt động xả thải).

Một số ý kiến đề nghị quy định thu phí BVMT đối với tất cả các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường và tất cả các nguồn thải nêu trên.

Tuy nhiên, việc quy định thu phí BVMT đối với khí thải phải đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Phí BVMT là chính sách thu phí mới; việc xác định số phí BVMT phải nộp (khối lượng khí thải, hàm lượng chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải,…), kê khai, thẩm định số liệu khai phí là khó khăn; cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ nguồn thải, cơ quan quản lý trong việc quan trắc môi trường của khí thải trong việc: Quan trắc khí thải, cung cấp, báo cáo dữ liệu quan trắc khí thải,… để làm cơ sở cho hoạt động khai, nộp phí BVMT đối với khí thải; đảm bảo công bằng, hợp lý, dễ dàng, thuận tiện cho người nộp phí và cơ quan quản lý thu phí.

Căn cứ quy định pháp luật về BVMT đối với khí thải, tình hình thực tế hoạt động quản lý khí thải hiện nay, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Bộ TNMT đã xây dựng và đề xuất, Bộ Tài chính trình Chính phủ trước mắt quy định người nộp phí là các cơ sở xả khí thải mà pháp luật BVMT quy định có thể kiểm soát được khí thải phát sinh, quy định tại Điều 3 dự thảo Nghị định về đối tượng chịu phí và người nộp phí, như sau:

Đối tượng chịu phí BVMT theo quy định tại Nghị định này là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột (2) Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường (sau đây gọi chung là cơ sở xả khí thải).

Người nộp phí BVMT đối với khí thải theo quy định tại Nghị định này là các cơ sở xả khí thải quy định trên.

Theo Báo Chính phủ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

BSR sẽ bảo đảm chất lượng sản phẩm xăng dầu theo chuẩn Euro5

DNTH: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa tổ chức hội thảo về chính sách, thị trường và xu thế mới trong kinh doanh xăng dầu.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

DNTH: Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần...

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”

DNTH: Ngày 6/11/2024, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà...

Suy nghĩ lại về xe đạp: Từ “Phương tiện thời bao cấp” đến phương tiện giao thông bền vững

DNTH: Hôm nay, chúng ta hãy nói về giao thông bền vững. Cụ thể hơn, hãy nói về chiếc xe đạp - thường được gọi là “phương tiện thời bao cấp”. Tuy nhiên, nhận thức này không thể xa hơn sự thật, như tôi đã khám phá ra trong chuyến...

Dự án chậm tiến độ tại Hà Nội: Cỏ dại mọc chờ công viên "đẳng cấp quốc tế"

DNTH: Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) là 1 trong 5 dự án chậm triển khai vừa được Thành phố họp để gỡ vướng.

Doanh nghiệp Đông Nam Bộ tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất

DNTH: Là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, trước yêu cầu về tiết kiệm điện và xanh hóa sản xuất, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đã tự phát triển năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất.

XEM THÊM TIN