Thủ phủ lươn nổi tiếng xứ Nghệ vào vụ Tết
08:14 | 30/12/2024
DNTH: Nằm ở vùng trũng cuối xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), những ngày này, người dân làng Phan Thanh đang tất bật chuẩn bị đơn hàng, tập trung cao điểm cho việc sơ chế các sản phẩm từ lươn để phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Độc đáo lươn Phan Thanh
Cơ sở chế biến lươn Khôi My của anh Nguyễn Minh Thao là một trong những hộ chế biến lươn có quy mô lớn ở xã Long Thành, huyện Yên Thành. Hiện mỗi tháng anh xuất bán 6 - 7 tấn lươn cuộn, lươn ướp, lươn sơ chế và lươn sấy khô. Trước đây, anh Thao chỉ đi thu mua, cung cấp lươn sống, tuy nhiên khi đầu tư vào chế biến lươn và sản phẩm lươn được công nhận OCOP thì hiệu quả tăng lên cao.
"Trước đây tôi thu mua, cung cấp lươn tươi sống cho các nhà hàng, đại lý, tuy nhiên, quá trình vận chuyển, bảo quản khiến lươn bị hao hụt. Năm 2021, dịch COVID-19 khiến việc tiêu thụ khó khăn, tôi chuyển qua chế biến để cung cấp tới tận bếp ăn cho khách. Khi dịch qua đi, nhu cầu tiêu thụ của các nhà hàng, khách sạn cũng tăng, lươn chế biến được ưa chuộng vì đã được ướp sẵn gia vị, chỉ cần rã đông, nấu lên là được", anh Thao cho biết.
Những ngày này tại cơ sở chế biến lươn của anh Thao, hàng chục nhân công đang bận rộn với những mẻ lươn vàng óng. Anh Thao cho biết từ giữa tháng 11 Âm lịch đến 20/12 Âm lịch cơ sở đã bắt đầu sơ chế các sản phẩm lươn phục vụ Tết với số lượng lớn, mỗi ngày anh Thao thu mua 500 - 700 kg lươn sống để về chế biến. Để đáp ứng các đơn hàng cao điểm dịp Tết, cơ sở anh phải thuê đến hơn 30 nhân công làm việc sơ chế lươn, ướp, đóng gói bao bì, giao dịch...
Không chỉ tại cơ sở chế biến Khôi My, những ngày này, khi đến làng Phan Thanh, nhiều người sẽ cảm nhận được mùi thơm từ hành tăm thoang thoảng từ những khu bếp bay ra. Mặc dù làm việc trong thời tiết se lạnh nhưng trong mỗi người dân đều rất háo hức, mong chờ một cái Tết đầm ấm, sung túc bằng nguồn tiền thu về từ nghề chế biến lươn.
Với sự phát triển của nghề chế biến lươn, từ tháng 7/2022 làng nghề nuôi và chế biến lươn Phan Thành, xã Long Thành được công nhận làng nghề đồng thời cũng xây dựng sản phẩm OCOP được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng đặt mua, qua đó mở ra triển vọng lớn cho nghề chế biến lươn của huyện Yên Thành.
Ông Nguyễn Văn Hiến, trưởng làng nghề chế biến lươn Phan Thanh cho biết: “Nhờ nghề chế biến lươn, đời sống người dân ở đây đã trở nên khấm khá, nhiều gia đình đã vươn lên giàu có. Các cơ sở chế biến lươn còn tạo việc làm cho hàng trăm phụ nữ, với mức thu nhập dao động từ 6 - 15 triệu đồng/tháng tùy thời điểm. Phụ phẩm từ lươn cũng được tận dụng để chăn nuôi”.
Là công nhân chế biến lươn, chị Nguyễn Thị Tâm cho biết, ngoài việc đồng áng thì công việc chế biến lươn đã mang lại thu nhập ổn định cho chị và các chị em trong xã, giao động từ 7 - 12 triệu đồng/người tùy thời điểm. Nhờ nghề này mà vợ chồng chị xây được nhà tầng và nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn.
Triển vọng nghề chế biến lươn thịt
Xã Long Thành vốn có nghề thả trúm bắt lươn đồng, sau này nắm bắt nhu cầu thị trường người dân bắt đầu chuyển sang nghề chế biến lươn đem lại nguồn thu nhập cao, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Nếu nghề bắt lươn, trúm lươn ở Yên Thành có từ khoảng 30 năm trước, hoạt động chế biến lươn mới xuất hiện và sôi động từ gần 10 năm trở lại đây.
Đến nay xã Long Thành đã có hơn 50 hộ dân theo nghề chế biến lươn hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho 400 - 600 lao động tại địa phương. Trung bình mỗi năm chế biến và xuất bán ra thị trường từ 1.200 - 1.500 tấn lươn thành phẩm. Các cơ sở chế biến lươn đã mua sắm máy móc hút chân không, máy sấy, kho cấp đông để bảo quản sản phẩm tạo ra nhiều dòng sản phẩm đa dạng từ lươn sơ chế đến lươn thành phẩm đóng gói.
Chị Nguyễn Thị Liêm, chủ cơ sở chế biến lươn ở xã Long Thành cho biết, các loại sản phẩm như lươn ướp gia vị và đóng gói có lượng khách hàng tiêu thụ đông và sự phản hồi của khách rất tốt và mua về làm quà biếu cũng nhiều. Cơ sở chế biến tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng gói các sản phẩm và xuất khẩu ra các thị trường trong nước và nước ngoài.
Theo các chuyên gia ẩm thực, lươn đồng ngon nhất vẫn là lươn được đánh bắt ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Loại này nhỏ con nhưng săn chắc, dai thịt. Do lượng tiêu thụ tăng nhanh nên hiện các cơ sử chế biến phải nhập lươn từ nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước. Chế biến lươn không chỉ giúp bảo quản lươn tươi lâu hơn khi cấp đông mà còn giúp cho hương vị món lươn được ngon hơn.
Hiện tại, các cơ sở ở Phan Thanh chủ yếu xuất phát từ các hộ nông thôn, với quy trình sơ chế thủ công và thiếu đầu tư vào máy móc, nên chưa thể đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho sản xuất và đóng gói xuất khẩu. Nhiều hộ dân làng nghề Phan Thanh mong nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và tạo điều kiện cho thuê thêm mặt bằng để cải thiện quy trình sản xuất, khắc phục những khó khăn hiện tại.
Ông Nguyễn Văn Đề, Chủ tịch xã Long Thành cho biết, hiện xã Long Thành cũng đang hỗ trợ các cơ sở chế biến lươn trong làng nghề Phan Thanh xây dựng sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển các dòng sản phẩm như miến lươn, mì tôm lươn, cháo lươn, súp lươn đóng gói ăn liền mang thương hiệu làng nghề trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng dễ sử dụng. Bên cạnh đó cũng sẽ tiếp tục tăng cường tập huấn khoa học kỹ thuật, khuyến khích người dân tập trung bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, xây dựng thêm cơ chế và chính sách để lươn Phan Thanh sớm được bán ra quốc tế bằng đường chính ngạch.
Hiện làng Phan Thanh không chỉ có lươn sơ chế cấp đông mà còn có nhiều sản phẩm như lươn cuộn, lươn ướp, lươn sấy khô, lươn phi lê… Sản phẩm lươn Phan Thanh được giới ẩm thực đánh giá là làng lươn độc đáo và lớn nhất Đông Dương, đã có mặt khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và một số nước châu Âu phục vụ người Việt xa quê.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/thu-phu-luon-noi-tieng-xu-nghe-vao-vu-tet-20241229145211262.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- thủ phủ lươn /
- làng nghề Phan Thanh /
- Lươn Nghệ An /
- Tết Nguyên đán /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Giá dừa khô tăng cao dịp cuối năm
DNTH: Tại huyện Chợ Gạo, vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang, thương lái đến thu mua dừa khô với giá từ 110.000 - 120.000 đồng/chục (12 trái), tăng gấp hai lần so với thời điểm cách đây vài tháng.
200 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt
DNTH: Chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt năm 2024 vừa khai trươngtại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt.
Làng miến Chi Lăng tất bật 'chạy' đơn hàng Tết
DNTH: Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng miến Chi Lăng tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại “sáng đèn” cả ngày lẫn đêm để “chạy” đơn hàng Tết.
Hàng trăm sản phẩm tiêu biểu, OCOP TP.HCM và vùng, miền tụ hội phục vụ mua sắm dịp Tết
DNTH: Hàng trăm sản phẩm nông nghiệp được nông dân, HTX, doanh nghiệp... đưa đến tham dự Phiên chợ nông sản 2024 để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Nông dân Tiền Giang thu lợi nhuận khá vụ lúa Thu Đông
DNTH: Theo đánh giá của các địa phương trong vùng, vào thời điểm thu hoạch rộ vụ Thu Đông ở Tiền Giang, giá lúa được thương lái thu mua vẫn duy trì ở mức cao, nông dân thu lợi nhuận khá.
Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt
DNTH: Để ngăn chặn tình trạng bát nháo, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến thương hiệu sâm quý Việt Nam, nhất là sâm Ngọc Linh, các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam hay Lai Châu là những địa phương sở hữu giống sâm quý này đang vào cuộc...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Khi chế tài đủ sức răn đe
-
Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...