Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa văn hóa trở thành di sản, tạo sinh kế cho người dân
09:17 | 24/11/2019
DNTH: Phát huy các di sản văn hóa dân gian trong thời kỳ hiện đại không chỉ là bảo tồn cho đúng các giá trị nguyên bản mà còn phải phát triển thêm các giá trị tốt đẹp để làm phong phú đời sống tinh thần của dân tộc.
Ngày 23/11 - ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ hiến tặng thành quả sưu tầm nghiên cứu di sản văn hoá phi vật thể do nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hải Liên tặng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
Đó là toàn bộ công trình sưu tầm, nghiên cứu của ông Nguyễn Hải Liên trong hơn 30 năm về văn hóa phi vật thể Chăm, Raglai. Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, ông đã đạt được nhiều thành tựu nghiên cứu, sưu tầm văn hóa truyền thống.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng cho rằng, xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua hàng ngàn năm văn hiến, văn hóa được coi là một sức mạnh nền tảng trong xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Bản sắc văn hóa là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc. Dân tộc nào gìn giữ được bản sắc của mình thì dân tộc đó mãi mãi trường tồn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ
Theo Thủ tướng, đây không là việc dễ dàng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, phát huy các di sản văn hóa dân gian trong thời kỳ hiện đại không chỉ là bảo tồn cho đúng các giá trị nguyên bản mà còn phải phát triển thêm các giá trị tốt đẹp để làm phong phú đời sống tinh thần của dân tộc.
Thủ tướng nhấn mạnh, văn hóa không phải là thứ được sản xuất trong 1 ngày, nó được kết tụ và bồi lắng như thạch nhũ, hạt ngọc trai, trải qua suốt chiều dài lịch sử của cả dân tộc. Sự ra đời và định hình của văn hóa dân gian ở những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc đã hình thành quan điểm cho rằng văn hóa dân gian là “văn hóa gốc”, là cội nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức của văn hóa dân tộc.
Văn hóa dân gian còn là văn hóa của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Trải qua hàng nghìn năm, ông cha ta đã để lại một kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ với ca dao, hò vè, tín ngưỡng dân gian, lễ hội, các loại hình diễn xướng dân gian (múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm...), các nghề thủ công truyền thống..., cùng với các di sản văn hóa vật thể độc đáo khác trở thành tài sản, hình thành nên bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta.
Sự đa dạng, phong phú, đặc sắc về văn hóa không chỉ là lợi thế cho ngành du lịch (đứng ở góc độ nào đó nó chính là “thương hiệu”, là giá trị và hình ảnh của đất nước chúng ta trong con mắt bạn bè quốc tế mà bấy lâu nay chúng ta còn chưa quan đâm, đầu tư và phát triển đúng cách), mà đây còn là đòn bẩy quan trọng cho đoàn kết, kết nối và thu hút nguồn lực của đất nước ta. Bạn bè quốc tế đánh giá cao văn hóa vật thể cũng như phi vật thể của Việt Nam. Chúng ta có nhiều di sản được văn hóa được UNESCO công nhận.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những tâm huyết, đóng góp to lớn của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Liên.
Nhấn mạnh “trong thời đại ngày nay, đáng sợ hơn cả mọi sự xâm lăng, đó là xâm lăng văn hóa, đó là mất gốc”, Thủ tướng cho rằng, việc hiến tặng công trình tâm huyết và cũng là gia sản lớn nhất trong cuộc đời của đồng chí Hải Liên cho Nhà nước để phục vụ đông đảo nhân dân, thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong ông.
Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao những tâm huyết, đóng góp to lớn của nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Liên cho sự nghiệp làm giàu kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh cam kết, công trình tâm huyết này sẽ tiếp tục được đầu tư bảo tồn, phát triển, phổ biến và diễn xướng một cách thích đáng trong nhân dân.
Nhân sự kiện này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai một số nội dung. Ngôn ngữ, chữ viết là cội nguồn, là cốt tủy văn hóa của một dân tộc. Vì vậy, muốn giữ được cốt tủy dân tộc, bảo tồn được văn hóa các dân tộc thiểu số, chúng ta phải giữ gìn, bảo tồn được chữ viết của đồng bào.
Thủ tướng cũng yêu cầu tổng hợp thống kê, báo cáo và đề xuất chi tiết các giá trị văn hoá dân gian cần được bảo tồn, duy trì và phát triển, đồng thời đề ra được những hành động cụ thể để thực hiện. Lựa chọn được những giá trị văn hóa nền tảng chung của các dân tộc anh em để phát huy. Phải tập trung nghiên cứu để chỉ ra được đâu là những yếu tố văn hóa tạo được sức mạnh tập thể, đại đoàn kết và tinh thần tự cường, vượt lên chính mình và thách thức để cùng xây dựng một xã hội thịnh vượng, kỷ cương, dân giàu, nước mạnh.
Đồng thời cần quan tâm sát sao đến việc sưu tầm và làm giàu kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Kết hợp giữa phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, văn hóa dân gian thông qua các lễ hội truyền thống, các hoạt động du lịch cộng đồng. Theo Thủ tướng, chúng ta cần tìm ra và phát huy những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa trong văn hóa dân gian.
Phải biến văn hóa trở thành di sản và tạo sinh kế cho người dân. Đây là vai trò của công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Đồng thời, có chính sách ghi nhận, tôn vinh xứng đáng với các cá nhân, tổ chức tài trợ, tham gia vào công tác bảo tồn di sản văn hóa dân gian nói riêng, văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.
Bên cạnh đó, cần tìm cách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào văn hóa để khai thác, phát huy những tiềm năng và sức mạnh của văn hóa nước ta. Đặc biệt phải có cách thu hút sự quan tâm của người dân và doanh nghiệp trong việc khôi phục nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang dần mai một và có nguy cơ biến mất; hồi sinh những bản làng đặc sắc về văn hóa, kiến trúc và sinh thái, những lễ hội và ẩm thực dân gian, trò chơi dân gian các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ xưa,...
Rà soát các khung pháp lý, nghiên cứu xây dựng cơ chế liên quan để xây dựng một ngành công nghiệp văn hóa có bản sắc, có tính cạnh tranh cao, có khả năng thúc đẩy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc ta.
“Nói theo ngôn ngữ của thời đại số ngày nay, văn hóa dân gian là mã định danh để mỗi dân tộc hội nhập với thế giới mà vẫn định dạng được mình. Nói dân dã, dễ hiểu hơn thì đó là phong tục, tập quán, tri thức dân gian, là bản sắc và hồn cốt của dân tộc. Quản lý nhà nước về văn hóa rất cần những nhà nghiên cứu, những cá nhân tâm huyết như nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Liên chung tay đóng góp.
Thủ tướng ủng hộ, khuyến khích và rất vui mừng nếu ngày càng có thêm nhiều người tâm huyết, cống hiến thầm lặng trong việc giữ gìn, tôn vinh, phát huy các giá trị văn hóa dân gian phong phú, lâu đời, làm giàu kho tàng văn hóa dân gian, văn hóa dân tộc Việt Nam”, Thủ tướng nêu rõ.
Tại buổi lễ, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các vị lãnh đạo, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hải Liên và lãnh đạo Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia đã ký biên bản thỏa thuận hiến tặng.
Hoan Nguyễn

Vẻ đẹp văn hóa gốm Việt: Gìn giữ bản sắc trong dòng chảy hội nhập
DNTH: Chiều tối 4/7, tại không gian ấm cúng của Giovanni Tea Space, chương trình “Tea Connect” đặc biệt đã diễn ra cùng với những tâm hồn tâm huyết với văn hóa Việt Nam.

Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025
DNTH: Sáng ngày 4/7/2025, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã tổ chức chương trình gặp gỡ báo chí giới thiệu Hành trình và Lễ trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2025.

Ngày hội Văn hóa PV GAS VUNG TAU 2025 - Lan tỏa tinh thần “kết nối – văn minh – trách nhiệm”
DNTH: Ngày 28/06/2025 vừa qua, tại Vũng Tàu, sắc đỏ rực rỡ của hơn 200 cán bộ công nhân viên Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (PV GAS VUNG TAU) đã nhuộm đỏ không gian, mở màn cho sự kiện “Ngày hội Văn hóa PV GAS VUNG TAU 2025” – một ngày...

Quảng Ninh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp
DNTH: Tối 1/7, tại Quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt, chào mừng sự kiện chính thức đi vào vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tổng Giám đốc UNESCO: Sẵn sàng cùng Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chiến lược về văn hóa ra thế giới
NDTH: Chiều 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhân dịp bà có chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai...

Thí sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025
DNTH: Sau vòng sơ khảo, cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 đã tìm kiếm được 30 ứng viên tài năng, xinh đẹp để bước vào vòng chung kết, trong đó, đại diện đến từ Hà Tĩnh tự hào dẫn đầu bình chọn danh hiệu người đẹp...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...