Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Rumani
16:25 | 21/11/2023
DNTH: Bên lề Khóa họp lần thứ 17 Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Rumani, chiều 21/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumania tổ chức tọa đàm "Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Rumania" dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani.
Tham dự tọa đàm có: ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam; ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương); ông Đặng Đình Đức, Trưởng ban Kinh tế và Đối ngoại, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) cùng đại diện một số bộ, ngành và doanh nghiệp, công ty lớn tại Việt Nam
Về phía Rumani có ông Stefan-Radu Oprea, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani; bà Cristina Romila, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Rumani cùng đại diện các bộ: Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch; Môi trường; Năng lượng; Cơ quan An toàn thực phẩm và một số doanh nghiệp lớn của Rumani.
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh: quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư 2 nước Việt Nam và Rumani phát triển hết sức tốt đẹp trong suốt 73 năm qua. Đối với Việt Nam, Rumani là đối tác truyền thống tại Đông Nam châu Âu, là cửa ngõ thâm nhập vào thị trường các nước EU.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết, Việt Nam là thị trường lớn với khoảng 100 triệu dân, là cửa ngõ thâm nhập thị trường các nước ASEAN, là điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á cho các doanh nghiệp Rumani hợp tác kinh doanh, thương mại và đầu tư với nhiều thế mạnh.
Việt Nam có nền kinh tế phát triển, tăng trưởng tích cực, ổn định, GDP năm 2022 đạt mức tăng trưởng là 8,02% - cao nhất trong 10 năm qua. Theo đó, Ngân hàng thế giới và nhiều tổ chức thế giới có cùng nhận định: Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều cống hiến mạnh mẽ, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong thời gian tới. Ngoài ra, trao đổi Việt Nam và thế giới cũng tăng mạnh qua các năm trong đó, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 680 tỷ USD, mức tăng trưởng ấn tượng 19% trong bối cảnh dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến kinh tế thế giới; năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mốc 731 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2021. Việt Nam thuộc nhóm 20 quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nhiều nhất trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á. Giai đoạn 2015 - 2022, Việt Nam luôn giữ vị trí thứ 3/10 nước trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút dòng vốn FDI .
Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến quản lý phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam, hiện tại khá đầy đủ và đang dần được hoàn thiện. Theo thống kê, hiện Việt Nam có hơn 12 luật liên quan trực tiếp đến kinh tế, thương mại và đầu tư như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Chuyển giao công nghệ... cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết các luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành ban hành.
Việt Nam đã ký kết và đi vào thực thi 16 Hiệp định thương mại tự do FDI và đang trong quá trình đàm phán 3 Hiệp định thương mại tự do khác. Qua đó thiết lập được quan hệ thương mại tự do với nhiều đối tác thương mại hàng đầu trên thế giới. Và cũng nhờ những hiệp định này, Việt Nam đã có thị trường hàng hóa rộng lớn, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế trong đó có nhiều nhóm hàng có thuế xuất là 0%.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 đã và đang mở ra cơ hội, triển vọng mới để đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của hai nước Việt Nam và Rumani lên tầm cao mới. Trong giai đoạn 2019 - 2022, thương mại song phương giữa hai nước tăng hơn 1,6 lần từ mức 261 triệu USD lên 425 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Rumani tăng 1,66 lần từ mức gần 194 triệu USD năm 2019 tăng lên 322 triệu USD năm 2022. Nhập khẩu của Việt Nam từ Rumani tăng 1,52 lần từ 67 triệu USD lên 102 triệu USD.
Tuy nhiên theo đại diện Bộ Công Thương, những con số trên chưa tương xứng với tiền năng và quan hệ giữa hai nước. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Rumani năm 2022 cũng chỉ tương ứng 0,24% nhập khẩu của Rumani. Trong đó, xuất khẩu của Rumani vào Việt Nam chỉ chiếm 0,03% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đưa ra những nguyên nhân dẫn đến những con số chưa tương xứng trên là do:
- Thông tin hạn chế về thị trường mỗi bên, cộng đồng doanh nghiệp hai bên còn thiếu thông tin về nhau, hiểu biết của các doanh nghiệp hai nước về thị trường và văn hóa kinh doanh của nhau còn sơ sài.
- Khoảng cách địa lý giữa hai nước tương đối xa, việc đi lại khó khăn, chưa có đường bay thẳng là rào cản lớn để tìm hiểu và thâm nhập thị trường của nhau; chi phí vận chuyển cao, mất nhiều thời gian khiến cho hàng hóa của mỗi nước gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường.
- Hàng rào phi thuế quan cùng các biện pháp kỹ thuật liên quan đến chất lượng sản phẩm; các biện pháp phòng vệ thương mại đang được các bên áp dụng khá mạnh mẽ.
Theo Thứ trưởng, những vấn đề trên đang được các cơ quan quản lý giữa hai nước từng bước giải quyết. Thương mại hai nước sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hợp tác phát triển đặc biệt là trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp hai nước kết nối giao thương; hỗ trợ cung cấp, chia sẻ thông tin về thị trường mỗi bên và đưa ra các biện pháp để tạo thuận lợi thương mại cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nhau.
Cũng theo Thứ trưởng, tham dự buổi tọa đàm, ngoài đại diện Bộ Công Thương, còn có lãnh đạo công ty uy tín đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự tọa đàm lần này với tâm thế tìm hiểu thông tin thị trường Rumani, sẵn sàng tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh và đầu tư với các đối tác Rumani.
Thứ Trưởng mong muốn, thông qua tọa đàm, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp hai nước sẽ giao lưu, trao đổi, tìm hiểu cơ hội hợp tác và tiến tới đoàn kết lâu bền.
Nhấn mạnh về tiềm năng hợp tác giữa hai nước, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani Stefan-Radu Oprea cho biết, tọa đàm và Khóa họp 17 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Rumani là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước trao đổi, tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh từ đó thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai nước Việt Nam - Rumani.
Rumani luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với Việt Nam; sẵn sàng làm cửa ngõ vào thị trường Liên minh châu Âu cho Việt Nam. Ông đề nghị hai bên tiếp tục phát huy truyền thống, tích cực thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn; đồng thời khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tác hiệu quả hơn nữa.
Cũng tại tọa đàm, ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) đã đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp hai nước khai thác được các thế mạnh của nhau như: đẩy mạnh nghiên cứu thị trường đồng thời truyền tải thông tin tới các doanh nghiệp thông qua hội nghị, hội thảo; tiếp tục các chương trình quảng cáo, quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham quan thị trường của nhau thông qua hệ thống các thương vụ của Việt Nam và Rumania ở nước ngoài.
Bách Hợp
Cùng chuyên mục
- Tags:
- quan hệ Việt nam - Rumania /
- Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Rumania /
- Tọa đàm /
- Varisme /
- Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Varisme tham dự chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam cùng Thường trực Chính Phủ
DNTH: Ngày 4/10 vừa qua, tại trụ sở Chính phủ,dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ:...
Đẩy mạnh phát triển “chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”
DNTH: Phát triển nông nghiệp theo “chuỗi giá trị liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp theo...
Hiệp hội VARISME tiến tới hợp tác toàn diện với huyện Đức Cơ
DNTH: Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Theo mục tiêu quy hoạch đến năm 2050, Tây Nguyên sẽ là vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hóa…
Hiệp hội VARISME dâng hương kính trình 52 vị vua tại Hoàng Thành Thăng Long
DNTH: Sáng ngày 2/9, tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) cùng Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam Asean, Hội đồng nữ doanh nhân Việt Nam - Asean tổ chức lễ...
Vai trò của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
DNTH: Ngày 7/8/2024 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội thảo về vai trò của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và áp dụng tiêu...
Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng gần 19%
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đạt 34,27 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt 9,42 tỷ USD, tăng 60%.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...