Thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững

20:29 | 30/03/2021

DNTH: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu; liên kết sản xuất theo chuỗi; đẩy mạnh truyền thông và nhân rộng các mô hình sản xuất tiêu an toàn là những giải pháp thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam cho giai đoạn 2021 – 2025.

Hồ tiêu Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 Ngày 30/3, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) và Diễn đàn Sáng kiến Gia vị bền vững (SSI) đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc cùng nhau hợp tác nhằm thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam cho giai đoạn 2021-2025.Thị trường cần hồ tiêu sạch

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn giữ vị thế số 1 thế giới về sản lượng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt tại 105 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt thời hoàng kim của hồ tiêu là những năm 2016 đến 2018 với giá trị xuất khẩu năm 2018 tăng đến 700% so với năm 2001 (năm 2001 xuất khẩu hồ tiêu đạt 90 triệu USD, đến năm 2018 con số này đã lên đến 758,8 triệu USD).

Tuy nhiên những năm gần đây giá trị xuất khẩu hồ tiêu đã sụt giảm nghiêm trọng dù lượng xuất khẩu vẫn khá lớn. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do nguồn cung tăng từ 8-10% trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng 2%.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: "Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam lại đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đang ngày một thắt chặt hơn của các thị trường thế giới”. 

Ông Dương cho rằng, hiện nay, việc đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu là rất quan trọng, bởi những đòi hỏi của thị trường ngày càng cao. “Ngay cả Trung Quốc, thị trường nhập khẩu quan trọng của tiêu Việt Nam cũng đã có những đòi hỏi ngày càng khắt khe về an toàn toàn thực phẩm. Do vậy, sản xuất bền vững ngành hồ tiêu là một nhiệm vụ quan trọng và là đòi hỏi tất yếu”  - ông Dương cho biết.Thúc đẩy sản xuất hồ tiêu bền vững

Theo ông Nguyễn Quý Dương, tăng cường hợp tác công tư có hiệu quả là lời giải thích hợp cho bài toán này trên cơ sở mỗi bên đều phát huy được thế mạnh của mình. Khối công sẽ hỗ trợ tạo môi trường chính sách thuận lợi và khối tư sẽ có vai trò tích cực trong kết nối thị trường và đảm bảo sản xuất bền vững đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường.

“Một trong những ưu tiên hàng đầu của việc thực hiện ký kết giữa 3 bên là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu; liên kết sản xuất theo chuỗi; đẩy mạnh truyền thông và nhân rộng các mô hình sản xuất tiêu an toàn”, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nói.Một trong những mục tiêu đến năm 2025 là sẽ tạo ra khoảng 60.000 tấn tiêu sản xuất bền vững, 75% hồ tiêu xuất khẩu đáp ứng được nhu cầu của các thị trường phát triển và 25% nông dân được tiếp cận với các mô hình sản xuất an toàn, cải thiện sinh kế.Theo bản ghi nhớ, các bên tham gia cùng cam kết hợp tác và phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch thúc đẩy sản xuất và thương mại hồ tiêu bền vững tại Việt Nam đến năm 2025.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ đóng vai trò làm đầu mối thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống chính sách và năng lực trong quản lý hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm, thúc đẩy liên kết sản xuất an toàn, giám sát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc hồ tiêu xuất khẩu nhằm nhân rộng quy mô sản xuất hồ tiêu, đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất an toàn và bền vững của thị trường.

SSI có trách nhiệm điều phối với Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA) và Hiệp hội Gia vị Hoa Kỳ (ASTA) về các yêu cầu chất lượng của thị trường và kết nối các công ty thành viên đầu tư vào sản xuất bền vững trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam. IDH sẽ đóng vai trò tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, và điều phối sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho nỗ lực hợp tác công tư này.“SSI cam kết đồng hành, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành hồ tiêu Việt Nam và qua đó cũng giúp cho việc kinh doanh và thương mại của chúng tôi bền vững hơn với cái đích cuối cùng là 100% sản phẩm tiêu phải bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm”, ông Alfon Van Gulick, Chủ tịch điều hành SSI cho biết.

Đỗ Hương

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trang trại nấm hương "khủng" ở Cao Bằng, bất ngờ nhất là trồng nấm hương trái vụ, cả làng phục lăn

DNTH: Trồng nấm hương là nghề không mấy xa lạ với người dân ở Cao Bằng, tuy nhiên làm nấm hương theo hướng hữu cơ, và cách để có thể thu hoạch nấm hương được quanh năm, bất kể mùa vụ lại là câu chuyện hoàn toàn mới.

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...

Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD

DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn

DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.

Giá lúa tại Trà Vinh tăng thêm 800 đồng/kg

DNTH: Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, giá lúa tươi đầu vụ Thu Đông tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm bình quân 800 đồng/kg.

Xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng cao kỷ lục

DNTH: Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN