Thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

16:59 | 17/11/2023

DNTH: Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Song, nếu lạm dụng thuốc BVTV hóa học sẽ gây nhiều hệ lụy cho sản xuất, môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Do vậy, việc sử dụng thuốc BVTV sinh học, giảm dần thuốc hóa học trong sản xuất được xem là sự lựa chọn thông minh.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), hàng năm có đến 40% sản lượng cây trồng toàn cầu bị ảnh hưởng vì dịch hại và sâu bệnh, làm thiệt hại cho kinh tế toàn cầu hơn 220 tỷ USD, trong đó, xâm hại bởi côn trùng (khoảng 10.000 loài côn trùng chân đốt), 30.000 loài cỏ dại, 100.000 loài vi sinh vật (nấm, vi rút, vi khuẩn,...) gây bệnh trên thực vật đã làm thất thoát ít nhất 70 tỷ USD. Nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhiều loại thuốc BVTV có nguồn gốc từ sinh học (hay hóa học) đã được sử dụng để phòng trừ các loại sâu, bệnh hại.

Theo định nghĩa của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), thuốc BVTV sinh học bao gồm: các hợp chất nguồn gốc tự nhiên; các vi sinh vật và sinh vật sử dụng kiểm soát dịch hại; các chất trừ sâu từ thực vật và vật liệu di truyền giúp cây trồng sản sinh ra các chất này (hình 1). Các hợp chất tự nhiên sử dụng làm hoạt chất trong BVTV có thể được sinh tổng hợp từ vi sinh vật và thực vật.

Theo EPA, một số các hoạt chất tự nhiên sử dụng trong BVTV truyền thống như abamectin có tác dụng gây độc lên thần kinh côn trùng đã được biết và sử dụng từ lâu, nhưng không được đăng ký vào chủng loại thuốc BVTV sinh học. Một số hoạt chất nguồn gốc tự nhiên như nicotin, pyrethrum, milbemectin có tác dụng độc thần kinh được đăng ký vào chủng loại thuốc BVTV hóa học (chemical pesticides). Sở dĩ như vậy vì thuốc BVTV sinh học ưu tiên các hoạt chất không độc thần kinh hoặc độc tính thấp hẳn.

Các thuốc BVTV sinh học chủ yếu gồm các hoạt chất nguồn gốc tự nhiên, cao chiết thực vật và sinh khối của vi sinh vật, vi sinh vật và sinh vật đối kháng. Ngoài ra còn có những cây đã được biến đổi gen khiến cây sản xuất thuốc trừ sâu bên trong mô của chính nó (ví dụ, giống ngô biến đổi gen tạo ra protein độc tố của Bacillus thuringiensis (Bt) để tự vệ trước sự tấn công của côn trùng). Khi thực vật được biến đổi gen để sản xuất thuốc trừ sâu trong quá trình này, chúng được quy định là thuốc trừ sâu bởi EPA. Bên cạnh việc gia tăng sử dụng thuốc BVTV sinh học, nông dân cũng đang sử dụng nhiều công cụ quản lý dịch hại tổng hợp như xen canh, cây che phủ, kiểm soát sinh học và luân canh cây trồng, cùng với các thuốc trừ sâu ít nguy hại.  

Việc định hướng phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất quan trọng và đã được đề cập trong các đề án của ngành nông nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Thế giới đang có xu hướng sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn và xu hướng này phản ánh sự kết hợp của một số yếu tố: cấm hoặc loại bỏ dần các chất hóa học tổng hợp được sử dụng với số lượng lớn; phát triển và ứng dụng công nghệ hiệu quả hơn, hướng đích tác dụng của hóa chất BVTV; canh tác các cây biến đổi gen có khả năng kháng sâu bệnh hoặc chỉ cần sử dụng tối thiểu hóa chất trong kiểm soát dịch hại.

Theo Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc BVTV hóa học nhiều và khó kiểm soát. Để giảm lượng thuốc BVTV hóa học lưu thông trên thị trường, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện nghiêm các khâu, từ đăng ký, cấp giấy phép khảo nghiệm đến đánh giá kết quả khảo nghiệm; đồng thời, thường xuyên rà soát Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam để tiếp tục xem xét, đề xuất loại bỏ các hoạt chất độc hại, có nguy cơ ảnh hưởng cao đến sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường sinh thái và an toàn thực phẩm.

Về chỉ tiêu chất lượng đối với thuốc BVTV, ngay từ năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quy chuẩn QCVN 01-188:2018/BNNPTNT, quy định cụ thể về các mức giới hạn. 

Từ ngày 11/2/2022, Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam, ban hành theo Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT, ngày 28/12/2021, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bắt đầu có hiệu lực. Thông tư này quy định rõ 1.679 hoạt chất được sử dụng (với 4.071 tên thương phẩm) và 31 hoạt chất thuốc BVTV bị cấm sử dụng tại Việt Nam và xây dựng lộ trình đưa nhiều hoạt chất ra khỏi danh mục được phép sử dụng.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đã được đăng ký vào Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm: thuốc bảo vệ thực vật là các vi sinh vật chiếm khoảng 13%; thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc tự nhiên chiếm khoảng 24% và thuốc bảo vệ thực vật sinh học thuộc nhóm hóa sinh chiếm khoảng 63%.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển thuộc Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ… đã đưa ra hàng loạt quy định nghiêm ngặt về mức tồn dư tối đa cho phép đối với các hoạt chất thuốc BVTV trong thực phẩm cũng như thắt chặt quy định kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu. 

Để nâng cao tính cạnh tranh cho nông sản và hướng tới nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn thì yếu tố đầu vào mang tính quyết định đó chính là phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh và thuốc BVTV sinh học. Do đó, địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là người nông dân cần nhận thức và hành động nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc BVTV sinh học, qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu; đẩy mạnh thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN