Thuốc trừ sâu, phân bón giả nhưng hậu quả thật!

08:42 | 09/04/2022

DNTH: Ngoài nguy cơ về thiên tai, dịch bệnh, người nông dân lúc nào cũng canh cánh nỗi lo về vấn nạn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả. Việc sử dụng phân bón giả kém chất lượng và thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục cấm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế, an ninh lương thực.

Tác hại của phân bón giả

Nếu như phân bón đạt chuẩn chất lượng và được sử dụng đúng theo quy định sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp đất màu mỡ, cây trồng phát triển. Ngược lại, phân bón giả, phân bón kém chất lượng là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và năng suất cây trồng. Trên thực tế, cây trồng bị suy kiệt sức sống, dễ bị sâu bệnh tấn công, người nông dân mất thêm chi phí phòng và trừ sâu bệnh làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế…

Phân bón giả thường chứa các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng, khi vượt quá mức quy định, đất phải hấp thụ những chất độc hại mà cây trồng không hấp thu được khiến đất suy thoái, cằn cỗi, gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn, sản lượng, chất lượng nông sản bị giảm sút.

Phân bón giả còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và môi trường tại nơi sản xuất. Trên thực tế, nhiều nhà máy sản xuất phân bón không đảm bảo quá trình xử lý môi trường, xả thải sang các khu vực lân cận dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước xung quanh, gây chết hàng loạt các loại động, thực vật.

Ngoài ra, việc sử dụng phân bón giả với số lượng lớn có thể tác động lên sự nóng lên toàn cầu. Phân bón chứa các chất như metan, carbon dioxide, ammoniac, nito làm tăng lượng khí nhà kính. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nito oxit là khí nhà kính quan trọng thứ ba sau carbon dioxide, metan, phá hủy tầng ozon bảo vệ trái đất khỏi các tia cực tím có hại của mặt trời.

1
Phân bón giả làm đất đai trở nên chai cứng, tác động xấu đến môi trường sống của cây trồng

Thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục cấm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Theo thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, như sau:

- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.

- Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.

- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.

- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.

Tuy nhiên, một số đơn vị và cá nhân vì ham lợi vẫn cố tình buôn bán và sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục cấm. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không kiểm soát có thể gây mất cân bằng hệ sinh thái. Thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt những loài sinh vật gây hại, nhưng ‘vô tình’ nó cũng giết chết nhiều loài có lợi. Thuốc bảo vệ thuộc danh mục cấm chứa nhiều độc tố, tích tụ trong đất. Những độc tính này rất khó phân huỷ, giết chết nhiều sinh vật có lợi trong đất. Lượng chất độc tồn dư trong đất quá lâu thời dài sẽ sinh ra hợp chất mới có độc tính cao hơn ban đầu. Phần thuốc bảo vệ thực vật dư thừa ngấm vào mạch nước và môi trường xung quanh gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các loài động vật dưới nước. Trong quá trình phun thuốc, nhiều người nông dân chủ quan, không trang bị đồ bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Ngoài ra, dư lượng thuốc trừ sâu tồn đọng xâm nhập vào chuỗi thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chúng có thể tích tụ trong cơ thể lâu ngày, hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm.

thuốc bảo vệ tt cấm
Thuốc BVTV trong diện cấm xuất hiện tràn lan trên đồng ruộng

Bất cập trong quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 

Mỗi năm, có hàng triệu người nông dân phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để mua phân bón mà chính họ không thể xác định đó là phân bón giả hay thật. Hậu quả do nạn phân bón giả gây ra là rất lớn, làm cho hàng triệu người dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì cây trồng bị thiệt hại, năng suất thấp không có tiền thanh toán mua vật tư nông nghiệp.

Tuy nhiên, trên thị trường vẫn vô tư bày bán tràn lan nhiều loại phân bón giả và thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục cấm. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thiếu thông tin của người dân, sự hám lợi của các đại lý, phân bón kém chất lượng đã len lỏi vào từng thôn làng. Việc làm này không chỉ gây thiệt hại cho người nông dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất chân chính. Điều đó cho thấy cơ chế quản lý và kiểm soát chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật còn lỏng lẻo, nhiều bất cập. Vì vậy, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” thì mới hiệu quả. Đặc biệt là trong lúc thị trường phân bón đang diễn ra phức tạp, các quy định pháp lý về quản lý sản xuất, kinh doanh mặt hàng này còn chưa hoàn thiện, thì các bộ, ngành liên quan cần phối hợp với các địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền để nông dân nhận biết, sử dụng đúng sản phẩm. Chi cục Bảo vệ thực vật nên thường xuyên xây dựng các lớp tập huấn, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực phân bón cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cán bộ xã, phường, hội viên hội nông dân và hộ nông dân. Nếu nghi ngờ phân bón giả, bà con nên báo tin ngay đến các cơ quan chức năng như Chi cục Quản lý thị trường, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Hội Nông dân các cấp,… để kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, từ đó đưa ra kết luận chính xác và xử lý kịp thời. Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải đẩy mạnh kiểm tra, kiên quyết xử lý, thu hồi đối với hành vi sản xuất, mua bán phân bón giả và thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục cấm.

Để kiểm soát chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, trước hết, mỗi người nông dân hãy là một người tiêu dùng thông thái. Không ham rẻ mà lựa chọn những sản phẩm giả, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nếu khi bón phân cho cây trồng xuất hiện phân vón cục, đóng rắn, cứng ngắc hoặc chảy nước vì đã bị biến đổi chất lượng cần dừng lại không bón phân đó cho cây trồng. Người nông dân nên chọn mua sản phẩm tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp uy tín để đảm bảo chất lượng…

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

“Chòm dân cư văn minh” thôn Văn Miếu - điển hình sáng tạo trong thi đua dân vận khéo

DNTH: Từ những kết quả đạt được sau hơn một năm xây dựng mô hình “khu dân cư văn minh - tuyến đường kiểu mẫu kiểu mẫu” gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng, nâng cao tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu đã phát...

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

XEM THÊM TIN