Thường Tín - Hà Nội: Bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng, người dân mỏi mắt chờ đường gom
10:21 | 01/07/2020
DNTH: Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đi vào hoạt động và thu tiền đã nhiều năm nhưng một số đoạn đường gom dân sinh thuộc dự án đầu tư nâng cấp giai đoạn 2 vẫn chưa hoàn thành. Nguyên nhân được cho là vướng công tác giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư và chính quyền lại có động thái “đá bóng” trách nhiệm. Những điều này đang khiến dư luận vô cùng bức xúc và hoài nghi về năng lực cũng như câu hỏi trách nhiệm của các bên?
Chủ đầu tư: “BOT không thiếu tiền, mặt bằng sạch bọn anh chỉ làm 15 ngày là xong, lỗi của ông Huyện ông lại đổi cho người khác”?
Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thực hiện gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đến ngày 30/06/2015, giai đoạn 2 mở rộng 4 làn xe lên 6 làn xe và xây dựng hoàn trả hệ thống đường gom hai bên theo tiến độ đề ra dự án được thực hiện từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2017. Tuy nhiên, sau nhiều năm đi vào hoạt động và thu phí nhưng một số đoạn đường gom dân sinh thuộc giai đoạn 2 của dự án này hiện vẫn chưa được thực hiện. Các bên liên quan gồm UBND huyện Thường Tín và chủ đầu tư là Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đều đưa ra nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng và đùn đẩy, “đá bóng” trách nhiệm cho nhau. Hệ quả, người dân nơi đây nhiều năm nay phải sống cùng khói bụi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống an sinh và tiềm ẩn mất an toàn giao thông.
Đường gom Cao tốc Pháp Vân Cầu - Cầu Giẽ tại Km 192+500 – KM 192+860 đoạn qua xã Liên Phương, huyện Thường Tín.
Theo thiết kế, đoạn đường gom hai bên này có mặt đường rộng từ 5,5 – 6m đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng, đảm bảo giao thông thông suốt cho người dân hai bên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, một bộ phận của đường cao tốc, thuộc giai đoạn 2 Dự án Đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ do Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ làm chủ đầu tư.
Để làm rõ vấn đề chậm tiến độ của một số điểm đường gom, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu đã liên hệ làm việc với chủ đầu tư dự án là Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ .
Tại buổi làm việc, ông Trần Hoàng Tùng – Trưởng phòng Quản lý khai thác và duy tu bảo trì, Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết: Nguyên nhân của việc chậm trễ là do công tác giải phóng mặt bằng. Hiện tại Dự án Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ giai đoạn 2 còn bốn điểm đường gom dân sinh chưa hoàn thành. Cụ thể là các điểm tại xã Liên Phương, xã Hà Hồi, xã Vạn Điểm thuộc huyện Thường Tín và xã Phúc Tiến thuộc huyện Phú Xuyên.
Nguyên nhân chưa giải phóng được mặt bằng là do một số hộ dân chưa đồng thuận, hoặc đồng thuận nhưng chưa di dời. Cụ thể, tại xã Liên Phương còn 3 hộ chưa đồng thuận và 9 ngồi mộ của gia đình ông Từ Văn Hiếu, xã Hà Hồi còn 18 hộ chưa đồng thuận, xã Phúc Tiến còn 3 hộ đang xác minh nguồn gốc đất.
“Việc giải phóng mặt bằng là việc của địa phương, công ty chỉ phối hợp hỗ trợ. Bọn anh đảm bảo với bên em, bọn anh sẵn tiền đầy đủ, phương tiện thiết bị nhân công đầy đủ, nếu có mặt bằng sạch sẽ bọn anh chỉ làm trong 15 ngày là xong, dự án bọn anh cơ bản hoàn thành thì không có lý do gì mà còn khúc đường này bọn anh không làm được. Nếu như doanh nghiệp bình thường nó thiếu tiền, chứ BOT không thiếu tiền, anh khẳng định việc đó. Ông huyện, lỗi của ông ông lại đổi cho người khác”, ông Tùng cho biết thêm.
Trách nhiệm của các bên liên quan ở đâu khi đường gom nhiều năm nay chưa thể hoàn thành.
Khi được hỏi về kế hoạch sắp tới để xử lý triệt để tình trạng này, bên phía Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết sẽ phối hợp với UBND huyện để tiến hành vận động người dân giao trả mặt bằng. Còn về khi nào những đoạn đường gom này được hoàn thành thì phía BOT không trả lời được.
Được biết, ngày 18/02/2020 Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đã có văn bản số 101/PVCG-QLKT&DTBT về việc đề nghị bàn giao mặt bằng thi công đường gom đoạn Km 192+500 – KM 192+860 TT gửi UBND huyện Thường Tín.
Cùng với đó, phía BQLDA Thăng Long đã có Văn bản 1362/BQLDATL-DL3, văn bản số 1376/BQLDATL-DL3 ngày 25.04/2019 và ngày 17/05/2019 Cục QLXD & CL CTGT cũng đã có văn bản số 1027/CQLXD-DB1 về việc báo cáo một sô vướng mắng tại Dự án đầu tư nâng cấp Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ giai đoạn 2 gửi Bộ giao thông vận tải.
Ngày 20/5/2019, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật đã ký Văn bản số 4650/BGTVT-CQLXD gửi Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ và Ban Quản lý dự án Thăng Long về việc một số nội dung vướng mắc Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, Thành phố Hà Nội theo hình thức Hợp đồng BOT (giai đoạn 2).
UBND huyện Thường Tín: “Làm là được cho dân chúng tôi, thậm chí người ta còn không muốn làm bởi cái là mất cả tiền cả phí ”.
Để khách quan thông tin, Phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu đã có buổi làm việc với ông Lê Tuấn Tú – Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thường Tín.
Trụ sở UBND huyện thường Tín.
Ông Tú cho biết: Khu vực ở xóm 1, xã Liên Phương liên quan tới 24 hộ có đất phải thu hồi, di dời để làm đường gom với diện tích 1.291,4 m2, 100% đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ cho từng hộ.
Đến thời điểm này đã có 21/24 hộ đã nhận tiền, đồng ý bàn giao mặt bằng, thậm chí đã có hộ tự phá dỡ, tổng diện tích đã giải phóng là 1.123,59 m2 chiếm 87%. Còn lại 167,81 m2 của 3 hộ chưa đồng ý giải phóng mặt bằng. Vừa rồi phía UBND huyện vừa làm việc với bên điện lực để giải quyết tuyến cáp ngầm, bởi bên phía BOT cho rằng vướng tuyến cáp ngầm này nên không thể thi công được. Hiện tại đã giải quyết xong.
“Không phải chúng tôi không muốn làm, làm là làm được ho dân chúng tôi chứ không phải làm cho các anh, cái phần BOT coi như xong, đóng rào rồi, cứ việc thu, thậm chí người ta còn không muốn làm bởi cái là ô tô nó chạy vào đâu, mất cả tiền cả phí. Trách nhiệm của BOT khi là được Thành phố giao là ngoài việc giao cho ông làm tuyến đường chính để ông thu phí thì ông phải có trách nhiệm làm đường gom”, ông Tú cho biết thêm.
Căn cứ vào 2 biên bản bàn giao mặt bằng thì cơ bản87% diện tích đang vướng tại xã Liên phương đã được giải phóng mặt bằng.
Được biết, UBND TP.Hà Nội đã nhiều lần chỉ đạo UBND huyện Thường Tín sớm giải phóng mặt bằng tuyến đường gom dân sinh thuộc Dự án Đầu tư nâng cấp Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ giai đoạn 2.
Cụ thể, ngày 13/12/2019, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 12095/VP-GPMB gửi UBND huyện Thường Tín. Văn bản nêu rõ, thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải đang thực hiện.
Về việc này, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng có ý kiến: “Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Thường Tín khẩn trương chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vị trí còn tồn tại về công tác giải phóng mặt bằng; chủ động báo cáo, đề xuất giải quyết những vướng mắc có liên quan đến các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ để xem xét, thiết lập hồ sơ, áp dụng các biện pháp hành chính kiên quyết theo quy định của Luật Đất đai để xử lý các trường hợp chây ì, cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất thực hiện xong trước ngày 31/12/2019.
Tiếp đó, ngày 20/12/2019 UBND Thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 12365/VP-GPMB gửi UBND huyện Thường Tín. Văn bản nêu rõ, UBND Thành phố Hà Nội nhận được Công văn số 11704/BGTVT-CQLXD ngày 6/12/2019 của Bộ Giao thông Vận tải về đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các vị trí, đoạn tuyến còn lại trên tuyến đường gom thuộc Dự án đầu tư, nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, thành phố Hà Nội theo hình thức hợp đồng BOT.
Tuy nhiên khi được hỏi về những văn bản của UBND huyện Thường Tín báo cáo sự việc này với UBND TP.Hà Nội thì ông Tú chưa thể cung cấp được.
Tất cả những câu trả lời này cho thấy 87% diện tích đất đang còn vướng tại xóm 1 xã Liên Phương đã được giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, tuyến đường gom qua đoạn này bao giờ mới hoàn thành thì vẫn là một câu hỏi chưa có giải đáp. Một sự thật đã, đang và sẽ tiếp tục tồn tại nơi đây là ô nhiễm khói bụi, mất an toàn giao thông, thêm một lần nữa niềm tin của người dân lại mông lung chờ đợi đường gom trong hoài vọng.
Có thể thấy, các bên liên quan là UBND huyện Thường Tín và Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đã rất trách nhiệm và nỗ lực trong sự việc này. Tuy nhiên, trách nhiệm và nỗ lực như thế nào thì đã thể hiện rất rõ ở vài trăm mét đường gom dân sinh cho tới nay đã hơn 3 năm vẫn chưa thể hoàn thành. Câu hỏi này dư luận sẽ gửi lại UBND huyện Thường Tín và Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ?
Đề nghị Bộ giao thông vận tải, UBND TP.Hà Nội, UBND huyện Thường Tín, BQLDA Thăng Long, Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cần cương quyết, sát sao hơn và xử lý dứt điểm sự việc này, tránh để tiền lệ xấu về sau.
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu tiếp tục thông tin về sự việc này..
Anh Độ - Đức Hiếu
Cùng chuyên mục
- Tags:
- dự án chậm tiến độ /
- đường gom dân sinh /
- UBND huyện Thường Tín /
- Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ /
- chậm tiến độ /
- BOT /
- BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...
Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.
Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).
Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.
Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...