Thương vụ “kín” của đại gia Đinh Trường Chinh tại KCN Bá Thiện
20:28 | 05/07/2019
DNTH: Thương vụ âm thầm thâu tóm hơn 247 ha đất khu công nghiệp của HDTC tại Vĩnh Phúc chỉ là một trong nhiều hoạt động mà công ty này đã thực hiện sau khi cổ phần hóa với đa số cổ phần do tư nhân nắm giữ vào năm 2016.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Cuối năm 2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố đấu giá tài sản là “quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất diện tích đất còn lại KCN Bá Thiện tại xã Bá Hiến và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” với mức giá khởi điểm là 872 tỷ đồng.
Thông báo cho biết phiên đấu giá dự kiến được tổ chức vào ngày 14/12/2018. Tuy nhiên, thực tế phiên đấu giá đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao thì không thấy UBND tỉnh Vĩnh Phúc cập nhật hay công khai rộng rãi.
Theo nguồn tin của VietTimes, CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) chính là nhà đầu tư đã trúng đấu giá, căn cứ theo Quyết định số 3160/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất diện tích đất còn lại Khu công nghiệp Bá Thiện.
Trong đó, “phần diện tích đất còn lại của KCN Bá Thiện” được đề cập có diện tích 247,36 ha. Tài sản này được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chi nhánh Bắc Ninh định giá ở mức 2.185 tỷ đồng tại thời điểm tháng 1/2019.
Cần lưu ý rằng, giai đoạn này cũng là hạn chót để HDTC nộp tiền đấu giá cho Vĩnh Phúc để tất toán thương vụ nên có thể tin rằng chính Sacombank - Chi nhánh Bắc Ninh đã là bên tài trợ vốn cho HDTC trong thương vụ đấu giá trên. Và mức định giá của nhà băng này sẽ phần nào phản ánh mức giá đấu thành công mà HDTC đã trả cho Vĩnh Phúc.
Tín hiệu cho thấy thương vụ trên đã hoàn tất được thể hiện trong Quyết định số 48/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 8/1/2019 về việc "điều chỉnh quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc để giải quyết tồn tại cho các nhà đầu tư thứ cấp đã thuê đất của Công ty TNHH Quản lý và phát triển hạ tầng Compal (Việt Nam) tại KCN Bá Thiện".
Cụ thể, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã bổ sung thêm quy định cho biết: "Sau khi Chủ đầu tư hạ tầng mới được lựa chọn theo đúng quy định, Công ty TNHH Compal (Việt Nam) phải thực hiện ký Hợp đồng thuê lại đất với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng mới theo quy định của pháp luật".
Trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định thu hồi lại phần diện tích đất đã giao cho Công ty TNHH Compal quản lý tại KCN Bá Thiện để giao cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
Thương vụ âm thầm thâu tóm hơn 247 ha đất khu công nghiệp của HDTC tại Vĩnh Phúc chỉ là một trong nhiều hoạt động mà công ty này đã thực hiện sau khi cổ phần hóa với đa số cổ phần do tư nhân nắm giữ vào năm 2016.
Nhóm cổ đông liên quan đến doanh nhân Đinh Trường Chinh tích cực tham gia thâu tóm HDTC (Ảnh: Internet) |
Chuyển biến bên trong HDTC hậu cổ phần hóa
Được biết, HDTC là doanh nghiệp đã có nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại khu vực Tp. HCM. Trước đây, HDTC có tên gọi là Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà, do Nhà nước sở hữu 100% vốn, trực thuộc công ty mẹ là Tổng Công ty Địa ôc Sài Gòn - TNHH Một thành viên.
Theo Quyết định số 6570/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang ký ngày 9/12/2015 về phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà thành công ty cổ phần, HDTC sẽ có quy mô vốn điều lệ đạt 2.241,9 tỷ đồng, với tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước chiếm 30%.
Phần lớn số cổ phần sẽ được dành để bán cho nhà đầu tư chiến lược và đấu giá công khai, chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,79% và 34,89% vốn. Số cổ phần còn lại dự kiến được phân bổ cho cán bộ nhân viên và công đoàn công ty.
Trước đó, để phục vụ cho quá trình cổ phần hóa, UBND Tp. HCM đã có Quyết định số 5603/QĐ-UBND, xác định giá trị doanh nghiệp của HDTC tại ngày 31/12/2014 là hơn 3.196 tỷ đồng. Trong đó, giá trị thực tế của phần góp vốn Nhà nước đạt hơn 2.241 tỷ đồng.
Tài sản đáng chú ý nhất của HDTC là một loạt các dự án bất động sản đã và đang triển khai. Nổi bật hơn cả là Dự án phát triển hạ tầng Khu dân cư An Sương (Quận 12, Tp. HCM) có quy mô 64,7 ha và Dự án đầu tư hạ tầng cơ sở khu đô thị mới An Phú An Khánh (Quận 2, Tp. HCM) với quy mô 131 ha.
Sau khi cổ phần hóa, dữ liệu của VietTimes cho thấy, ngoại trừ cổ đông Nhà nước vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu 30%, các cổ đông lớn khác (bao gồm cả cổ đông chiến lược) của HDTC liên tục thực hiện giao dịch thay đổi tỷ lệ sở hữu.
Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2016, HDTC ghi nhận có tới 182 cổ đông nhưng đa số cổ phần (99,62% vốn điều lệ) tập trung vào 4 cổ đông lớn, bao gồm: Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân (Việt Hân), Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV, ông Đinh Trường Chinh và bà Đinh Ngọc Châu Hương.
Trong đó, Việt Hân sở hữu tới 52,13% vốn điều lệ và cũng đóng vai trò là nhà đầu tư chiến lược của HDTC. Bên cạnh đó, hai cá nhân sở hữu lượng lớn cổ phần tại HDTC là ông Đinh Trường Chinh và bà Đinh Ngọc Châu Hương cũng có nhiều mối quan hệ với Việt Hân.
Cơ cấu sở hữu của HDTC tại ngày 31/12/2016 (Nguồn: HDTC) |
Bà Đinh Ngọc Châu Hương đóng vai trò là Tổng Giám đốc của Việt Hân. Trong khi đó, ông Đinh Trường Chinh (sinh năm 1974) là một doanh nhân khá kín tiếng trong lĩnh vực bất động sản và có nhiều năm đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Việt Hân. Tuy nhiên, tới tháng 10/2016, ông Bùi Quang Tuấn (sinh năm 1980) đã đảm nhiệm vị trí đứng đầu công ty này thay thế cho ông Chinh.
“Đổi” nhà đầu tư chiến lược?
Mặc dù đóng vai trò là cổ đông chiến lược với HDTC song thời gian gắn bó của Việt Hân với công ty này không kéo dài quá lâu.
Bởi ngay trong Báo cáo thường niên 2016, số liệu công bố của HDTC cho thấy CTCP Đầu tư tài chính bất động sản FR (FR Group) đã thay thế Việt Hân để sở hữu lượng cổ phần (chiếm tỷ lệ 34,79%) đúng bằng số cổ phần được phân phối cho nhà đầu tư chiến lược theo kế hoạch cổ phần hóa.
Phần vốn “dư” còn lại mà Việt Hân sở hữu nhiều khả năng đã được chuyển nhượng cho ông Đinh Trường Chinh, giúp tỷ lệ sở hữu của vị doanh nhân này tại HDTC được nâng lên mức 26,45%.
Cơ cấu cổ đông của HDTC sau đó được giữ khá ổn định tính đến ngày 30/6/2018.
Cơ cấu sở hữu của HDTC tính đển 30/6/2018 (Nguồn: HDTC) |
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, FR Group được thành lập vào năm 2010, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại tòa nhà CT3, 81 Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vào tháng 7/2016, FR Group đã thực hiện tăng vốn từ 105,5 tỷ đồng lên mức 1.200 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ông Đinh Trường Chinh và bà Đinh Ngọc Châu Hương cũng đang nắm các vị trí chủ chốt tại công ty này.
Quay trở lại với HDTC, gần đây, UBND Quận 2 Tp. HCM đã ban hành quyết định xử phạt 40 triệu động với công ty này do có hành vi tổ chức thi công công trình dự án Laimian City (tên cũ là Raemian Galaxy City) khi không có giấy phép xây dựng, buộc HDTC dừng thi công trong vòng 60 ngày để hoàn thiện thủ tục.
Phản hồi với giới truyền thông, ông Đinh Trường Chinh viện dẫn nhiều quyết định đã được cơ quan nhà nước ban hành trước đó liên quan đến dự án và cho biết việc xây dựng không cần phải xin phép.
Bên cạnh đó, ông Chinh cũng cho biết HDTC mới chỉ xây dựng các hạng mục hạ tầng ngầm nằm bên ngoài dự án, chứ không phải đang xây dựng các tầng hầm cho tòa nhà chung cư như truyền thông đã đưa tin./.
Theo Viettimes
Cùng chuyên mục
- Tags:
- HDTC tại Vĩnh Phúc /
- KCN Bá Thiện /
- đinh trường chinh /
- Khu công nghiệp /
- cổ phần hóa /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt
UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...
Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.
Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ
Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).
Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM
Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò
Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.
Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi
Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Khi chế tài đủ sức răn đe
-
Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...