Tiêu thụ nông sản: Cần 'thông' vướng mắc do chống dịch quá mức cần thiết

15:45 | 08/06/2021

DNTH: Nhiều nông sản đang bắt đầu vào vụ thu hoạch, với sản lượng lớn và tính chất thu hoạch tươi cần tiêu thụ ngay mới bảo đảm được chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, việc lưu thông, xuất nhập khẩu, tiêu thụ nông sản thực tế vẫn phát sinh những vướng mắc do công tác phòng chống dịch ở các địa phương được tăng cường trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Toàn cảnh cuộc họp.  Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Đây là nội dung cuộc họp về tháo gỡ vướng mắc trong vận chuyển nông sản ra cửa khẩu và luân chuyển nông sản giữa các địa phương trong chiều nay (7/6) tại Hà Nội.

Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải đã có nhiều công văn, văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ, có các giải pháp kịp thời tạo thuận lợi cho việc lưu thông, xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa, nhất là những nông sản đang vào vụ thu hoạch ở một số địa phương như vải thiều, thanh long… Tuy nhiên, trên thực tế vẫn phát sinh những vướng mắc do công tác phòng chống dịch ở các địa phương được tăng cường trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, khó khăn trong vận chuyển, lưu thông nông sản giữa các địa phương là các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 áp dụng biện pháp phòng dịch quá mức cần thiết khi không cho phép phương tiện vận chuyển nông sản của địa phương khác đi qua, mặc dù có giấy xác nhận an toàn dịch bệnh đối với lái xe và hàng hóa. Ngoài ra, việc tiêu thụ nông sản còn gặp khó khăn do cước phí vận tải tăng, nhu cầu thị trường giảm, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí cầu đường và lưu thông vận chuyển tăng...

Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đã chỉ đạo các đơn vị ở địa phương tăng cường xét nghiệm nhanh để thông thương hàng hóa cho các đối tượng tham gia vận chuyển, tuy nhiên, cũng gặp một số khó khăn liên quan đến vấn đề cách ly y tế và Bộ đang cùng với các địa phương giải quyết những vướng mắc này. Đại diện Bộ Giao thông vận tải đề xuất, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần yêu cầu các địa phương có nhu cầu vận chuyển thông tin đến Sở Giao thông vận tải trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hóa. Một số ý kiến khác cho rằng, cần phối hợp chặt chẽ về thông tin với các tỉnh giáp biên giới để nắm bắt kịp thời những thay đổi trong việc thông quan hàng hóa giữa 2 bên, chủ động các kịch bản và giải pháp tiêu thụ nông sản.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại buổi họp. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Nhấn mạnh đến nhiều loại nông sản chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch ngoài vải thiều, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng, trong chỉ đạo sản xuất cần hướng dẫn nông dân và địa phương trồng rải vụ để giảm bớt áp lực trong khâu tiêu thụ. Hiện Bộ Công Thương đang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ có những sản phẩm và thu hoạch thời vụ ngắn mà sản lượng lớn.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, thực tế các bộ, ngành đã có những văn bản chỉ đạo rất chặt chẽ, tuy nhiên, các đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đi các tỉnh biên giới thấy rằng, ở địa phương các cơ sở sản xuất, người sản xuất không biết ai là người hướng dẫn và cũng không biết ở đâu, bắt đầu từ đâu. Bởi vậy, cần có cơ chế để tháo gỡ cho nông sản lưu thông nhanh hơn. Nếu Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương và Bộ Y tế phối hợp tạo cơ chế kiểm duyệt và ngành y tế cấp giấy xác nhận nông sản được ưu tiên sẽ lưu thông nhanh hơn trong bối cảnh dịch COVID-19.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng đề nghị Bộ Ngoại giao họp bàn với phía Trung Quốc để có cơ chế cho phép tạm thời sử dụng “Hộ chiếu vacine” đối với lái xe vận chuyển để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Bộ Y tế xem xét thống nhất đề nghị các địa phương nên ưu tiên tiêm vaccine cho các lái xe vận chuyển để họ có thể lưu thông dễ dàng. Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu việc giảm phí, có cơ chế tạo điều kiện cho các xe vận chuyển nông sản thuận lợi hơn.

Đỗ Hương

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

Nông dân "thất bát" vì hồ tiêu mất mùa

DNTH: Vào thời điểm đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch tiêu năm 2025, nhiều hộ dân tại các vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với vụ mùa "thất bát" nhất trong những năm trở lại đây. 

XEM THÊM TIN