Tìm giải pháp làm “sống lại” 4 con sông nội đô: Tô Lịch - Kim Ngưu - Lừ - Sét

18:50 | 22/08/2023

DNTH: Chiều ngày 22/8, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức tọa đàm làm “sống lại” 4 con sông nội đô: Tô Lịch - Kim Ngưu - Lừ - Sé.

tm-img-alt
Toàn cảnh tọa đàm. 

Tại toạ đàm, PGS.TS Trần Thị Việt Nga, chủ trì tư vấn lập Đề án đã trình bày dự thảo Đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, tầm nhìn đến 2030”. Theo đó, đề án đã nhấn mạnh sự hình thành và chức năng của hệ thống 4 con sông nội đô đang gắn bó chặt chẽ với sự phát triển đô thị của thành phố Hà Nội.

Sự hình thành và chức năng của hệ thống 4 con sông nội đô gắn bó chặt chẽ với sự phát triển đô thị của thành phố Hà Nội. Cấu trúc của đô thị Hà Nội được định hình và phát triển không gian dựa trên cấu trúc mặt nước tự nhiên; trong đó cấu trúc tự nhiên của các dòng sông trong nội đô đóng vai trò "xương sống", cấu thành hình thái cấu trúc cảnh quan đô thị cổ Hà Nội. Đây là những yếu tố địa lý cơ bản định hình các xóm làng và mạng lưới giao thông của đô thị cổ. 

tm-img-alt
PGS.TS Trần Thị Việt Nga, Trưởng khoa Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Chủ trì tư vấn lập Đề án.

Nhiều giải pháp cải tạo các dòng sông đã được thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển, bao gồm xây đê, kè bờ, xây đập và cống ngăn, thậm chí cả lấp bớt một phần sông (trường hợp sông Tô Lịch). Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hoá, đặc biệt là sức ép dân số cơ học trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng dẫn đến các vấn đề và thách thức trong việc quản lý hệ thống sông nội đô.

Thời gian qua, dù thành phố có rất nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả thoát nước và cải thiện chất lượng nước 4 con sông nội đô, quá trình thực thi, tổ chức điều hành các chương trình, dự án còn thiếu tính chủ động, chưa tích hợp trong xây dựng cơ chế, chính sách để huy động hiệu quả hơn từ các nguồn lực xã hội; đặc biệt là nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng môi trường chưa đồng bộ, thiếu tính dự báo, chưa đáp ứng kịp thời so với thực tiễn phát triển của thành phố; nhiều giải pháp về phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hệ thống sông nội đô chưa toàn diện và bền vững.

Để giải quyết các vấn đề trên cần có cách tiếp cận tổng hợp và đồng bộ trên các lĩnh vực: điều chỉnh quy hoạch thoát nước phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2050; xây dựng hệ thống hạ tầng quản lý nước thải đô thị, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thu gom và xử lý nước thải của thành phố nhằm kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước mặt 04 con sông; đề xuất giải pháp cải tạo chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông nhằm phục hồi vai trò của hệ thống sông gắn với các giá trị sinh thái, lịch sử, văn hóa và con người, phù hợp và đóng góp cho sự phát triển xanh và bền vững của Thủ đô Hà Nội.

Cận cảnh "dòng sông chết" giữa lòng Hà Nội
Công nhân vớt rác trên sông Tô Lịch. 

Quan điểm của đề án giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030:

- Phục hồi chất lượng môi trường nước và phát triển hệ thống 4 con sông nội đô được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội;

- Lấy phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước là chủ đạo, kết hợp kiểm soát, khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường nước;

- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố môi trường tự nhiên và các giá trị lịch sử văn hóa; tái kết nối dòng sông với không gian ven sông và khu vực phát triển hai bên trong việc phục hồi và phát triển hệ thống sông nội đô, tạo nên “thương hiệu” cho Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại;

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đồng thời mở rộng, đa dạng hoá nhưng có lựa chọn trọng điểm nhằm thu hút đầu tư.

Xây dựng đề án, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đặt ra 3 mục tiêu:

- Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo chất lượng môi trường nước trên hệ thống sông nội đô đáp ứng các quy chuẩn về môi trường;

- Đóng góp vào việc đáp ứng các tiêu chí đặt ra để được “Thành phố xanh - thông minh - sáng tạo”, tạo sự an toàn về sức khoẻ và môi trường;

- Khôi phục các giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội của dòng sông, gắn với hệ sinh thái nhân văn các khu định cư truyền thống và khu phát triển mới dọc sông.

Để thực hiện các mục tiêu trên, đề án đã đưa ra những giải pháp thực hiện từ cơ chế, chính sách đến khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, giải pháp tài chính và nhiều giải pháp hỗ trợ trong tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Theo moitruongvadothi

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất chi 3,7 tỷ đồng để gom rác trên sông Sài Gòn

DNTH: Sở Giao thông công chánh TP.HCM đề xuất UBND thành phố chấp thuận Trung tâm Quản lý đường thủy thu gom rác trên một đoạn sông Sài Gòn để xử lý môi trường.

Việt Nam sẽ lập khu công nghiệp tái chế tài nguyên

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Hàn Quốc đang thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án thành lập khu công nghiệp tái chế tài nguyên...

UBND tỉnh Bắc Giang và Vingroup ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

DNTH: Ngày 28/02/2025 - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát huy tối đa thế mạnh của hai bên để thúc đẩy phát triển xanh giai đoạn...

“Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh

DNTH: Các chuyên gia nhận định với cách làm sáng tạo, quy mô rộng khắp và đi sâu vào từng lĩnh vực thiết yếu trong đời sống, chiến dịch “Thứ 4 Ngày Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup phát động sẽ thúc đẩy từng cá...

Thu gom được khoảng 7 tấn dầu vón cục xuất hiện bất thường trên bờ biển Quảng Nam

DNTH: Ngày 27/2, UBND xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, nhờ huy động kịp thời và sự tích cực của các lực lượng thu gom, đến ngày 27/2, hầu hết số dầu vón cục (khoảng 7 tấn) xuất hiện bất thường trên bãi biển...

Nghệ An: Hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ERPA được chi trả

DNTH: Theo số liệu từ Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, đến tháng 01/2025, đã có 26 chủ rừng là cộng đồng, tổ chức trên địa bàn Nghệ An được nhận hơn 115 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính...

XEM THÊM TIN