Tín hiệu tốt và những thách thức trong xuất khẩu điều năm 2024
08:42 | 25/01/2024
DNTH: Dù ghi nhận kết quả khả quan trong nửa tháng đầu năm 2024 song việc xuất khẩu điều lại đang phải đối diện một số thách thức mới.
Xuất khẩu khả quan nửa tháng đầu năm 2024
Theo báo Công thương, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính từ ngày 1/1 đến 15/1/2024, xuất khẩu điều của cả nước đạt 29,9 ngàn tấn với trị giá 161,7 triệu USD; so với cùng kỳ tăng lần lượt 38% về lượng và 32% về giá trị.
Việc xuất khẩu điều tăng trưởng ở mức cao, theo Hiệp hội điều Việt Nam, do nhu cầu sử dụng sản phẩm này của thế giới tăng và thị trường hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng bình quân 4,6% trong giai đoạn 2022-2027.
Cũng theo Hiệp hội điều Việt Nam, năm 2023 vừa qua ngành điều Việt Nam đã tận dụng được cơ hội khi đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 3,63 tỷ USD, sản lượng đạt 641.000 tấn, tăng 17% về trị giá và tăng hơn 23% về sản lượng so với năm 2022. Trong số các thị trường nhập khẩu điều của Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Thị trường thứ 2 là Trung Quốc chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều cả nước.
Về thị trường năm 2024, ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hội Điều tỉnh Bình Phước, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Long Sơn cho biết, so với cùng kỳ năm 2023, năm nay đơn hàng xuất khẩu điều tăng hơn khoảng 20%, chủ yếu đến từ các thị trường châu Âu, Mỹ…
“Triển vọng xuất khẩu điều năm 2024 rất khả quan do nhu cầu của thị trường khá tích cực và chúng tôi đã nhận nhiều đơn hàng từ các đối tác Nhật Bản, EU cho những tháng tới”, ông Sơn thông tin và cho biết, hiện nay xu hướng ưa chuộng chế độ ăn thuần chay và thực vật trên toàn cầu đã làm cho nhu cầu về các loại hạt và thực phẩm chế biến từ hạt tăng cao; trong đó có hạt điều. Đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm từ hạt điều của Việt Nam trong thời gian tới.
Và những thách thức
Theo ông Vũ Thái Sơn, một số thách thức mà ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt. Các thách thức này gồm nguồn nguyên liệu và làn sóng dịch chuyển sang sản xuất xanh theo xu thế toàn cầu.
Trong đó về nguyên liệu, theo ông Sơn diện tích điều ngày càng thu hẹp bởi người dân chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn. Do đó, trong năm 2024 ngành điều sẽ vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ châu Phi. “Năm 2023 vừa qua doanh nghiệp ngành điều đã phải mua nguyên liệu với giá cao, sau đó lại bán với giá thấp, dẫn đến việc thua lỗ. Do đó, trong năm 2024 chúng ta phải đồng lòng, đoàn kết để điều tiết giá nhập khẩu nguyên liệu điều thô theo hướng có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, như vậy mới tránh được tình trạng như năm 2023”- ông Sơn nói.
Đối với vấn chuyển đổi xanh, theo ông Sơn, các thị trường ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về những tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội… “Nếu như trước đây các thông số trên bao bì có thể in thì nay đối tác yêu cầu phải khắc laser và doanh nghiệp cũng phải chứng minh cho đối tác thấy được các trách nhiệm xã hội, môi trường. Nếu chúng ta không làm được theo yêu cầu thì đối tác sẽ không lựa chọn, như vậy sẽ mất cơ hội”- ông Sơn cho biết.
Một thách thức nữa, theo ông Sơn là tình hình mất an ninh tại khu vực Biển Đỏ trong thời gian qua đã và đang tác động mạnh tới giá cước vận tải biển, khiến doanh nghiệp điều phải chịu cước phí tăng gấp đôi, gấp ba so với cuối năm 2023. Đáng lo ngại hơn, không chỉ tuyến đi qua khu vực Biển Đỏ tăng giá mà nhiều cung đường khác (cụ thể là đi bờ Tây nước Mỹ) cũng bị “đội giá” theo gấp đôi.
“Mặc dù doanh nghiệp khi chọn nhà vận chuyển tránh rủi ro bằng cách chọn nhiều hãng tàu. Tuy vậy, thời điểm hiện tại các hãng đồng loạt tăng giá gấp 3 nên doanh nghiệp không có sự lựa chọn khác bởi các đơn hàng đã ký buộc phải giao để giữ chữ tín với khách hàng. Riêng với đơn hàng mới, doanh nghiệp sẽ cố gắng chào theo giá cước mới để giảm thiệt hại”- ông Sơn chia sẻ.
Thông tin trên báo Tin Tức, ông Bạch Khánh Nhựt - Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam chia sẻ, thị trường hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng bình quân 4,6% trong giai đoạn 2022-2027.
Ngành điều Việt Nam đã có những bước tiến dài sau hơn 40 năm hình thành và phát triển. Từ việc học hỏi và sử dụng thiết bị công nghệ chế biến điều từ nước ngoài, Việt Nam đã trở thành quốc gia làm chủ công nghệ và dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm hơn 75% lượng nhân điều được xuất khẩu trên toàn cầu. Điều này cho thấy, áp dụng và cải tiến công nghệ vào sản xuất và chế biến là xu thế bắt buộc để ngành điều tăng khả năng cạnh tranh.
Theo ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Long Sơn, cùng với xu thế phát triển và nhu cầu tiêu dùng hiện nay, ngành điều cũng phải đi theo làn sóng dịch chuyển sang sản xuất xanh theo xu thế toàn cầu để có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội… Cụ thể, các đối tác là siêu thị ở Mỹ, châu Âu đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao. Chẳng hạn, nếu như trước đây các thông số trên bao bì có thể in thì đối tác yêu cầu phải khắc laser. Doanh nghiệp cũng phải chứng minh cho đối tác thấy trách nhiệm xã hội, môi trường.
Do đó, doanh nghiệp sản xuất và chế biến điều đã đầu tư cơ giới hóa, tự động hóa, giảm bớt công nhân, chi phí sản xuất và cố gắng bán hàng dù giá có rẻ hơn. Việc này nhằm giúp doanh nghiệp giảm tồn kho, xoay vòng tiền trả nợ ngân hàng, từ đó giảm lãi vay. Cùng đó, đầu tư điện mặt trời mái nhà để tiết giảm tiền sử dụng điện; đồng thời thực hiện ký kết hợp đồng lao động cho công nhân đúng theo thông lệ quốc tế.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Hiệp hội điều Việt Nam /
- Tập đoàn Long Sơn /
- Xuất khẩu điều /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023.
Giá dừa khô tăng cao dịp cuối năm
DNTH: Tại huyện Chợ Gạo, vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang, thương lái đến thu mua dừa khô với giá từ 110.000 - 120.000 đồng/chục (12 trái), tăng gấp hai lần so với thời điểm cách đây vài tháng.
200 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt
DNTH: Chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt năm 2024 vừa khai trươngtại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt.
Làng miến Chi Lăng tất bật 'chạy' đơn hàng Tết
DNTH: Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng miến Chi Lăng tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại “sáng đèn” cả ngày lẫn đêm để “chạy” đơn hàng Tết.
Hàng trăm sản phẩm tiêu biểu, OCOP TP.HCM và vùng, miền tụ hội phục vụ mua sắm dịp Tết
DNTH: Hàng trăm sản phẩm nông nghiệp được nông dân, HTX, doanh nghiệp... đưa đến tham dự Phiên chợ nông sản 2024 để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Nông dân Tiền Giang thu lợi nhuận khá vụ lúa Thu Đông
DNTH: Theo đánh giá của các địa phương trong vùng, vào thời điểm thu hoạch rộ vụ Thu Đông ở Tiền Giang, giá lúa được thương lái thu mua vẫn duy trì ở mức cao, nông dân thu lợi nhuận khá.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...