Tọa đàm: "Doanh nghiệp FDI trong tăng trưởng xanh của Việt Nam"

18:55 | 27/04/2023

DNTH: Để có góc nhìn toàn diện về tăng trưởng xanh của Việt Nam, sáng ngày 27/4, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến chủ đề "Doanh nghiệp FDI trong tăng trưởng xanh của Việt Nam".

pqt3630-16825609535231704900155
Các đại biểu tham dự tọa đàm.

Khách mời tham dự: ông Đào Thế Anh - Viện Phó Viện Khoa học nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT); ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT); ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD); ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (chuyên gia); ông Chris Hogg - Phó Chủ tịch, Giám đốc Bền vững và Truyền thông Khu vực châu Á, châu Đại dương và châu Phi, Tập đoàn Nestlé.

Xu thế tăng trưởng xanh trở thành một lựa chọn tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Với hàng ngàn dự án trải khắp các tỉnh, thành, khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, những nhà đầu tư với các dự án bền vững, xanh hóa đã và đang lựa chọn Việt Nam để "xây tổ", như Lego, Tập đoàn Nestle'… là minh chứng tiêu biểu nhất cho thấy, khối doanh nghiệp FDI đã và đang có những đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam.

Tại toạ đàm, ông Nguyễn Văn Toàn Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nêu vấn đề: “Việt Nam còn khoảng cách rất xa giữa quyết tâm và thực hiện. Hiện nay, chúng ta đã đặt ra quyết tâm về tăng trưởng xanh thế nhưng các bước thực hiện chưa cụ thể để đạt được những mục tiêu ngắn hạn, chưa nói đến mục tiêu dài hạn. Chúng ta đã cam kết trong COP26 là năm 2050 Việt Nam phát thải bằng 0. Thế thì lộ trình dài hạn đến năm 2050, trung hạn là đến năm bao nhiêu, ngắn hạn từng năm là như thế nào?”

Cùng quan điểm với ông Nguyễn Văn Toàn, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) cũng khẳng định:

Bên cạnh đó, ông Vinh cũng chỉ ra rằng, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần phải nhìn lại, soi mình vào những chiến lược, đặc biệt là chiến lược tăng trưởng xanh, để định vị lại giá trị của mình, không chỉ là vai trò mà chính là doanh nghiệp tạo ra những giá trị gia tăng như thế nào trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh.

“Những năm gần đây, chúng ta "xanh" không chỉ là nói về doanh nghiệp, mà nói về khoa học công nghệ. Chúng ta phải đòi hỏi công nghệ cao nhất. Nếu cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chúng ta chọn lọc, đưa ra những tiêu chí để họ đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến nhất vào để giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện cam kết của Thủ tướng. Để nền kinh tế của chúng ta từ giờ đến năm 2050, giảm phát thải bằng 0, thì công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng”, ông Vinh nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Bộ KH&ĐT cho biết: Quyết định số 1658 của Thủ tướng phê duyệt tăng trưởng xanh, chúng ta đã đưa ra lộ trình, nhằm 4 mục tiêu: giảm phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa nền kinh tế; xanh hóa lối sống; và tiêu dùng. Cần cố gắng huy động tất cả nguồn lực có thể để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, trước tiên từ nhận thức, rồi triển khai sao cho hiệu quả.

Đại diện cho khối doanh nghiệp FDI tham gia buổi toạ đàm, ông Chris Hogg, Phó Chủ tịch, Giám đốc Bền vững và Truyền thông Khu vực châu Á, châu Đại dương và châu Phi, Tập đoàn Nestlé chia sẻ: Nestlé khuyến khích, động viên nhà nông áp dụng công nghệ về nông nghiệp tái sinh và có những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải carbon cũng như quá trình hấp thụ của khí quyển để tăng cường chất lượng của đất. Như vậy, sẽ thúc đẩy tính bền vững trong toàn bộ quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động và có những ưu tiên đối với vấn đề về sức khỏe, giúp cho nhà nông có thể tăng được năng suất, hiệu quả nhưng đồng thời giảm thiểu sử dụng hóa chất trong sản xuất.

Nestlé cũng mong muốn giúp những người nông dân trở thành những doanh nhân, có nguồn thu nhập ngày càng cao hơn, sử dụng khoa học công nghệ mới để tạo nên sự khác biệt.

Bên cạnh đó, Nestlé cũng hướng các nhà máy, hệ thống các trung tâm phân phối của mình chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo những sản phẩm từ sinh khối, giảm thiểu phát thải carbon.

“Chúng ta đã nói nhiều về những thách thức nhưng chúng ta cũng đã thấy có những tiềm năng và nhiều biện pháp để thực hiện”, đại diện Nestlé khẳng định.

Bàn về giải pháp, ông Nguyễn Quang Vinh cho rằng: đã đến lúc các doanh nghiệp phải chuyển đổi tư duy, “Chúng ta đã nâng cao nhận thức, nhưng chưa đủ. Phải chuyển đổi tư duy từ kinh doanh truyền thống vị lợi nhuận sang kinh doanh bao trùm hơn, bền vững hơn. Kinh doanh tạo ra những giá trị mới không chỉ về kinh tế, mà kinh doanh còn tạo ra những giá trị nhân bản về mặt xã hội và kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường. Đó chính là những giá trị mới trong trong thế kỷ XXI này. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, cần theo đuổi. Bên cạnh đó, cần kinh doanh có trách nhiệm để xanh hóa các ngành công nghiệp và sản xuất”.

Cùng quan điểm cần tăng trưởng xanh từ khâu sản xuất, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài khẳng định: tăng trưởng xanh cần phải giải quyết từ khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng và cuối cùng là hậu tiêu dùng.

“Phải làm đồng bộ tất cả các khâu mới tăng trưởng xanh được, nếu chỉ làm một khâu sẽ đứt gãy chuỗi. Cả chuỗi phải xuyên suốt thì mới có kinh tế tuần hoàn. Chính phủ đã có những chính sách rất tốt, nhưng vấn đề là phải có kế hoạch vận hành từ tỉnh, huyện, xã và kế hoạch vận hành từ doanh nghiệp. Muốn 2050 phát thải bằng 0 thì tất cả doanh nghiệp cũng phải có mục tiêu như vậy, chứ không phải chỉ có mục tiêu quốc gia, mục tiêu chung chung mà không phải mục tiêu của doanh nghiệp”, ông Toàn nói.

Về nông nghiệp, ông Đào Thế Anh - Viện Phó Viện Khoa học nông nghiệp, Bộ NN&PTNT khẳng định, trong kế hoạch chuyển đổi lương thực, thực phẩm, về mặt sản xuất, Bộ NN&PTNT cam kết định hướng chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp sinh thái là tên gọi chung bao gồm nhiều trường phải kỹ thuật khác nhau, trong đó có nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp nông lâm kết hợp, nông nghiệp bảo tồn và cả nông nghiệp tái sinh, như của Nestlé đang phổ biến.

Đối với vấn đề làm thế nào để có thể khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục thực hiện những sáng kiến và tăng trưởng xanh, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Bộ KH&ĐT cho biết: Chính phủ sẽ tiếp tục không ngừng hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, minh bạch tối đa để hỗ trợ các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự hiệu quả, trong đó có những hoạt động về đầu tư xanh như phục vụ cho phát triển kinh tế xanh. Đặc biệt, sẽ giảm thiểu hết mức các điều kiện về đầu tư kinh doanh cũng như các thủ tục hành chính. Đây là một trong những giải pháp cơ bản và trọng yếu giúp tiếp tục củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

Bộ KH&ĐT tiếp tục nghiên cứu những chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách thích đáng, đúng, thực chất đối với những vấn đề doanh nghiệp cần, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo hướng xanh.

Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT cũng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận những thị trường có tiềm năng như thị trường năng lượng, công nghệ thông tin bởi chúng ta chỉ có thể thực hiện được chiến lược tăng trưởng xanh nếu phát triển đồng thời với việc phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT sẽ cùng Bộ Tài chính nghiên cứu những cơ chế, chính sách giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính xanh.

Đại diện Bộ KH&ĐT chia sẻ thêm: hiện nay tự bản thân các doanh nghiệp đang thay đổi dần nhận thức và thấy rằng việc chuyển đổi xanh của mình là yêu cầu tất yếu phải làm. Do vậy, trong tương lai, điều mà Chính phủ và các bộ ngành, địa phương cần làm là tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất đầu tư xanh chứ không phải khuyến khích các doanh nghiệp. Chính phủ tạo bệ đỡ duy trì để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hoạt động một cách hiệu quả và đóng góp tốt hơn vào sự phát triển kinh tế bền vững, bao trùm của đất nước./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn

DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...

Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng

DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.

Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu

DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...

PV GAS và PV Power ký hợp đồng mua bán chuyến tàu LNG đầu tiên cung cấp cho chạy thử các nhà máy điện

DNTH: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) vừa tổ chức lễ ký hợp đồng cung cấp LNG phục vụ việc chạy thử Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy điện Nhơn Trạch 4.

BSR tổ chức Hội nghị tập huấn cấp ủy năm 2024

DNTH: Đảng ủy Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức Hội nghị tập huấn cấp ủy năm 2024 cho các cấp ủy trực thuộc.

XEM THÊM TIN