'Tôi cảm nhận được khát vọng thực sự trong giới doanh nhân'

14:22 | 13/10/2020

DNTH: Nền kinh tế Việt Nam đang trong trạng thái bình thường mới, một phần vì COVID-19, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trạng thái mới của nền kinh tế Việt Nam còn ở nghĩa một chặng đường 5 năm-10 năm mới đang được thiết kế trong bối cảnh mới.

ts-loc-1541235910

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Nguồn ảnh:Báo Pháp luật.

Trong trạng thái này, ông có thể nói gì về doanh nhân Việt Nam thời... bình thường mới?

Ông Vũ Tiến Lộc: Lúc này, tôi muốn chia sẻ về sức chống chịu của doanh nghiệp Việt Nam, về khả năng thích nghi, ứng phó với những bất định của thị trường. Tất nhiên, điều đầu tiên phải nói đến Chính phủ đã kiểm soát bệnh dịch rất tốt. Song, COVID-19 đã buộc hàng ngàn doanh nghiệp phải dừng lại, đóng cửa.

Nhưng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng dương. Phần lớn doanh nghiệp vẫn cố giữ vững, bảo đảm công ăn, việc làm, thu nhập cho người lao động, tìm kiếm cơ hội, thị trường mới... dù họ không thể tiếp cận được các gói hỗ trợ của Nhà nước. Tôi thấy chưa bao giờ doanh nhân Việt lại bàn nhiều và thực sự đau đáu về các mô hình phát triển, về quản trị rủi ro, về tái cấu trúc và cả về phát triển bền vững như bây giờ. Tôi cảm nhận được khát vọng thực sự của họ về sự vượt lên, thay đổi.

Mới đây, tờ Asia Times đã gọi Việt Nam là một ngoại lệ với mức tăng trưởng ấn tượng, nhờ các biện pháp chống dịch nhanh chóng và hiệu quả. HSBC tin rằng, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực vào năm 2021. Nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng đang tìm đến Việt Nam như một điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Nếu không có sức chống chịu tốt, phẩm chất linh hoạt của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, tôi tin chúng ta không có được những kết quả này. Những tố chất này đang làm nên sức chống chịu của nền kinh tế, hơn thế, tạo nên giá trị cốt lõi nữa năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Bây giờ, sự hấp dẫn của Việt Nam không còn chỉ là vị trí địa chính trị, dân số vàng, thị trường nội địa lớn và còn là sức chống chịu, khả năng linh hoạt của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

COVID-19 như một lần thử lửa và rất có thể, sẽ có những thay đổi lớn trong giới kinh doanh Việt, thưa ông?

Ông Vũ Tiến Lộc: Thế hệ doanh nhân Việt bây giờ rất đặc biệt. Họ có trải nghiệm không phải ở nền kinh tế nào cũng có được. Thế hệ doanh nhân đầu tiên sau Đổi mới, nhiều người ra đời trong chiến tranh, lớn lên trong bao cấp, bị thúc ép làm kinh doanh để thoát nghèo, là nhân chứng trong cuộc của gần như toàn bộ quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Thế hệ thứ hai, một phần là những người kế nghiệp, nhưng phần lớn là người chọn kinh doanh là sự nghiệp, được đào tạo bài bản, tiếp cận với tư duy kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp...Thế hệ khởi nghiệp sáng tạo đang bừng dậy với nhiều khát vọng được trải nghiệm, được cống hiến.

Tất cả cùng mang trong mình những trải nghiệm, phẩm chất mà ở nhiều quốc gia, phải mất nhiều thế kỷ mới đúc rút được. Đó là tinh thần quyết liệt, khắc khổ, dũng cảm của người lính chiến trong chiến tranh. Đó là sự trăn trở giữa cái mới và cái cũ, giữa lạc hậu, bảo thủ và đòi hỏi sáng tạo của thời đổi mới. Đó là những lấn cấn, chồng lấn cảm xúc giữa văn minh lúa nước, giữa văn hóa Việt Nam, văn hóa phương Đông và kinh tế thị trường hiện đại của thế giới. Đó là sự va chạm giữa công nghệ hiện đại và sự phát triển thuận thiên...

Điều gì khiến ông nghĩ vậy?

Ông Vũ Tiến Lộc: Hãy nhìn vào những lý giải của các doanh nghiệp khi không tiếp cận các gói hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19. Họ chọn giữ người lao động, chứ không chọn sa thải để được hưởng hỗ trợ. Hãy nghe các doanh nhân nói về phát triển bền vững một cách thuyết phục, chứ không hề xáo rỗng, lý thuyết. Lý do thứ nhất, không thực hiện phát triển bền vững, doanh nghiệp không thể bán hàng chocác đối tác khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ.

Nhưng lý do chính là tâm thế của đội ngũ doanh nhân đang chuyển hướng. Tôi có dịp đọc nhiều cuốn sách giới thiệu của doanh nghiệp lớn, họ nói đến con người, nói đến trái tim, nói đến cộng sự, người lao động trước khi nói đến khách hàng. Họ nói đến chinh phục những người đi cùng doanh nghiệp, nhưng lao động cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp trước khinói đến chính phục khách hàng... Họ cũng nói đến cảm xúc hạnh phúc khi mang lại hạnh phúc cho người khác.

Một doanh nghiệp phát triển trên nền tảng hạnh phúc, tuân thủ các tiêu chí phát triển bền vững, thuận với tự nhiên có thể đi chậm những chắc chắn sẽ đến thành công...Hơn thế, thế giới sẽ còn bất thường, có thể sẽ không còn cuộc chiến tranh giữa con người, mà đạihọa của môi trường, dịch bệnh, mà COVID-19 có thể là một chỉ báo, chọn con đường phát triển bền vừng, dựa trên nền tảng hạnh phúc sẽ tạo nên những sức chống chịu cao, linh hoạt nhưng đầy sức sáng tạo.

Tôi tin đây sẽ là hình ảnh của doanh nhân Việt trong những năm tới mà các nhà hoạch định chính sách, các địa phương cần phải lưu tâm khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới.

Những trải nghiệm của cộng đồng doanh nhân Việt, cộng với những chuyển dịch cả nền kinh tế trên con đường đi cùng với thế giới, sự đa dạng của văn hóa, phong phú của xã hội... đã hình thành nên giá trị khác biệt của cộng đồng doanh nhân Việt Nam. Giá trị này không chỉ phát huy trong bối cảnh Covid-19 hiện tại mà còn trong thế giới đang biến đổi khó lường, làm thay đổi nhiều quy trình, chuẩn mực kinh doanh truyền thống.

Có thể là một câu hỏi ngược dòng, nhưng cũng đang có một bộ phận doanh nhân đang lợi dụng cơ chế, lợi dụng cả công nghệ để kiếm lời...

Doanh nhân - trọc phú có không, có! Người giàu lên nhanh chóng nhờ sân sau, sân trước không ít. Mới đây, hàng loạt doanh nhân lừa đảo bằng công nghệ, làm khổ bao gia đình... Nhưng họ không đại diện cho cộng đồng doanh nhân Việt và đó cũng không phải là con đường của những doanh nhân, doanh nghiệp muốn đi dài. Nhưng ở một góc độ nào đó, sự tồn tại của những người này có lý do từ sự thiếu đồng bộ của cơ chế, chính sách, sự chưa hoàn thiện của thể chế kinh tế thị trường.

Tôi còn nhớ, khi đi trao đổi về những thách thức, cơ hội mà các hiệp định tự do thế hệ mới, như CPTPP, EVFTA mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nhân nói với tôi, họ không sợ rủi ro hội nhập, không ngại cạnh tranh khi mở cửa thị trường. Ở Việt Nam, cuộc chiến với rủi ro thể chế mới là điều đáng lo nhất.

Rủi ro thể chế cộng với những khó khăn trong kinh doanh có thể sẽ làm niềm tin kinh doanh xói mòn ít nhiều. Ông có nghĩ vậy không?

Ông Vũ Tiến Lộc: Niềm tin của doanh nhân bấp bênh là lỗi của thể chế chưa hoàn thiện, nhưng quan trọng hơn là tư duy, cách ứng xử của nhà nước, của công chức với người kinh doanh. Trong môi trường kinh doanh mà sân trước sân sau chi phối các quyết định đầu tư, kinh doanh; khi mà soi xét các dự án, quyết định đầu tư theo cách lấy giá trị hôm nay để cân đo, đong đếm cho ngày hôm qua; khi mà vẫn còn hình sự hóa các giao dịch kinh tế...hay khi công chức vẫn thờ ơ với khó khăn của người kinh doanh, thì niềm tin kinh doanh khó vững vàng.

Lấy ngay ví dụ là thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Phần lớn doanh nghiệp không tiếp cận được vì các điều kiện, tiêu chí được xây dựng thiếu thực tiễn, các cơ quan quản lý nhà nước không sâu sát với những khó khăn mà người kinh doanh đang đối mặt. Thủ tướng thì sốt ruột nhắc nhở, doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa, cơ quan công quyền thì ở đâu đó vẫn ung dung.

Ngay trong nhiệm kỳ này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nói “thể chế, thể chế và thể chế”, cùng với nhiều chỉ đạo về cắt giảm quy định làm khó doanh nghiệp. Chính phủ thực sự nhìn thấy nút thắt đang níu kéo khát vọng của doanh nhân, khiến doanh nghiệp Việt Nam khó lớn, khó đi dài.

Nhưng chính trong thời COVID-19 này, mọi sự thay đổi sẽ nhanh hơn rát nhiều nếu quyết tâm. Có thể dịch bệnh diễn biến khó lường làm nhiều chỉ tiêu tăng trưởng không đạt được, nhưng những chỉ tiêu về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh thì nhất thiết phải hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Khó khăn thường là thời điểm thích hợp cho sự đồng thuận để thay đổi, để vượt lên. Niềm tin kinh doanh sẽ trở lại cùng với các hành động cụ thể ở tất cả các cấp, các địa phương.

Xin cảm ơn ông!

Theo NĐT

https://nhadautu.vn/toi-cam-nhan-duoc-khat-vong-thuc-su-trong-gioi-doanh-nhan-d43744.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - "bóng hồng" quyền lực Sacombank

DNTH: Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng.

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường

DNTH: Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi Tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ...

Doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong phát triển cùng đất nước

DNTH: Trong suốt chặng đường vừa qua, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam luôn tiên phong phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của quốc gia, vì sự hùng cường thịnh vượng của đất nước và vì hạnh phúc của nhân dân.

Gia Lai tôn vinh nhiều thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

DNTH: Chiều 11/10, tại TP. Pleiku, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Ông Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tham dự chương...

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10: Gia tăng 'đàn sếu' cho nền kinh tế

DNTH: Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, khoảng 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cũng vô cùng lớn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt các doanh nhân tiêu biểu

DNTH: Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nghiệp...

XEM THÊM TIN